Hàng triệu người Ấn Độ đối mặt với cơn bão lớn nhất trong hàng thập kỷ

Một tháng sau khi siêu bão Fani đổ bộ vào vùng ven biển đông bắc Ấn Độ, một cơn bão mới sắp đổ bộ, nhưng lần này là ở bờ tây.

Theo CNN, bão Vayu hình thành tư đầu tuần này đã mạnh lên với sức gió vượt mốc 120km/giờ, ở biển Ả Rập.

Hàng triệu người Ấn Độ đối mặt với cơn bão lớn nhất trong hàng thập kỷ
Cơn bão Vayu sẽ còn mạnh thêm trước khi đổ bộ vào khu vực tây bắc Ấn Độ.

Cơn bão được dự đoán sẽ còn tiếp tục mạnh thêm khi di chuyển theo hướng bắc, trong vòng 36 giờ tới. Đây có thể là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào khu vực tây bắc Ấn Độ trong hàng thập kỷ qua.

Cơn bão dự kiến sẽ đi qua khu vực phía tây Mumbai vào ngày 12/6, trước khi đổ bộ ở Gujarat vào ngày hôm sau.

Cuối ngày 11/6, trung tâm dự báo bão ước tính bão Vayu sẽ còn mạnh lên với sức gió 175km/giờ, tương đương với bão cấp độ 3 theo thang 5 cấp độ của Mỹ.

Nếu dự báo là chính xác, Vayu sẽ là cơn bão mạnh nhất từng đổ bộ vào khu vực phía tây Ấn Độ kể từ năm 1998. Đó là thời điểm một cơn bão với sức gió 195km/giờ đổ bộ, khiến 10.000 người chết.

Quân đội và chính phủ Ấn Độ đã huy động lực lượng phản ứng nhanh đến khu vực, sẵn sàng cho mọi tình huống. Ước tính 1 triệu người sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cơn bão Vayu. 300.000 người sinh sống dọc khu vực ven biển phía tây đang được yêu cầu sơ tán.

Bộ trưởng Nội vụ Amit Shah yêu cầu các quan chức liên quan đảm bảo nhanh chóng khôi phục các nguồn cung điện, nước và viễn thông ngay sau khi bị gián đoạn bởi cơn bão.

Các ngư dân đã được cảnh báo về hướng di chuyển của cơn bão. Các khu vực ven biển có thể đối mặt với sóng cao tới 2 mét. Cơ quan Khí tượng Ấn Độ dự báo về một trận mưa lớn, lên tới hơn 200mm ở Gujarat.

Đây là cơn bão thứ hai đe dọa Ấn Độ trong năm nay, sau cơn bão Fani hồi tháng 5. Bão Fani với sức gió 240km/giờ, đổ bộ gần thành phố Puri ở bang Odisha, Án Độ.

Cơn bão khiến vài người chết, chủ yếu do cây và tường đổ sập. Số người thiệt mạng ở mức thấp là nhờ chính phủ Ấn Độ đã chuẩn bị trước, sơ tán 1 triệu người dân ở vùng ảnh hưởng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ý tưởng “đảo Mặt Trời” khổng lồ có thể biến nước biển thành… xăng!

Ý tưởng “đảo Mặt Trời” khổng lồ có thể biến nước biển thành… xăng!

Các nhà khoa học đến từ châu Âu đã đề xuất một giải pháp mang tính đột phá ở tầm vĩ mô: Xây dựng các hòn đảo nhân tạo khổng lồ có thể biến CO2 thành năng lượng tái tạo!

Đăng ngày: 11/06/2019
Nóng quá khiến động vật

Nóng quá khiến động vật "phát rồ" ở Ấn Độ

Theo Hãng tin AFP, truyền thông Ấn Độ đã ghi nhận những trường hợp hành xử kỳ lạ của động vật do tình trạng nắng nóng và hạn hán kéo dài ở nước này.

Đăng ngày: 11/06/2019
2019 được dự báo là năm nóng nhất trong lịch sử

2019 được dự báo là năm nóng nhất trong lịch sử

Nhiều trung tâm dự báo khí tượng thủy văn hàng đầu thế giới nhận định năm 2019 là nóng nhất trong lịch sử do tác động của biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino.

Đăng ngày: 10/06/2019
Ta nuốt vào bụng ít nhất 50.000 hạt vi nhựa mỗi năm

Ta nuốt vào bụng ít nhất 50.000 hạt vi nhựa mỗi năm

Mỗi người trung bình ăn ít nhất 50.000 hạt vi nhựa mỗi năm và hít vào một khối lượng tương tự, theo một nghiên cứu mới đây.

Đăng ngày: 07/06/2019
Phát hiện mới về nguyên nhân hàng đầu khiến mực nước biển dâng cao

Phát hiện mới về nguyên nhân hàng đầu khiến mực nước biển dâng cao

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Australia công bố ngày 3/6 cho thấy các trận động đất lớn cũng là nguyên nhân khiến mực nước biển dâng cao tại các đại dương.

Đăng ngày: 06/06/2019
Nắng nóng 50 độ C, Ấn Độ cảnh báo đỏ

Nắng nóng 50 độ C, Ấn Độ cảnh báo đỏ

Nắng nóng gay gắt ở nhiều khu vực của Ấn Độ khiến nhà chức trách phải phát cảnh báo đỏ - mức cao nhất. Đã có người chết do sốc nhiệt.

Đăng ngày: 06/06/2019
Người La Mã cổ đại là tác nhân làm thay đổi khí hậu ở châu Âu cách đây 2.000 năm

Người La Mã cổ đại là tác nhân làm thay đổi khí hậu ở châu Âu cách đây 2.000 năm

Theo một nghiên cứu mới được công bố, các nhà khoa học cho rằng người La Mã cổ đại đã có những tác động làm thay đổi khí hậu từ hàng ngàn năm trước.

Đăng ngày: 04/06/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News