Hành tinh cổ đại có thể khiến từ trường Trái Đất đảo ngược
Mảnh vỡ của hành tinh cổ đại Theia ở sâu trong lòng Trái Đất có thể làm từ trường đảo chiều trong thời gian dài.
Mô phỏng các đường sức từ của từ trường Trái Đất. Ảnh: NASA.
Từ trường Trái Đất dường như đang trải qua một số thay đổi kỳ lạ, cực từ bắc dịch chuyển từ vùng Bắc Cực thuộc Canada tới Siberia. Quá trình đảo lộn đang diễn ra ngày càng tăng, dấy lên nhiều lo ngại về hiện tượng đảo cực địa từ, theo tạp chí Astronomy.
Tốc độ dịch chuyển của cực từ bắc lên tới 48 km/năm. Đây không phải là lần đảo cực địa từ đầu tiên, bởi Trái Đất đã đảo chỗ cực từ ít nhất 10 lần trong 2,6 triệu năm qua. Lần gần nhất xảy ra cách đây 780.000 năm. Do đó, nhiều nhà khoa học cho rằng Trái Đất còn lâu mới trải qua hiện tượng tương tự lần nữa.
Tuy nhiên, giới nghiên cứu vẫn chưa thể dự đoán đầy đủ những thay đổi này. Các nhà khoa học cho rằng sự đảo chiều từ trường tác động tới cả tự nghiên và công nghệ của con người. Một trong những mối đe dọa lớn là khả năng bảo vệ của Trái Đất trước hạt tích điện từ Mặt Trời và tia vũ trụ sẽ yếu đi.
Theo một số nhà địa chất học, các thời kỳ đảo chiều từ trường có liên quan đến những sự kiện đại tuyệt chủng trong quá khứ. Họ phát hiện bằng chứng cho thấy hiện tượng bất thường do tàn tích của hành tinh cổ đại Theia gây ra. Đây là thiên thể từng đâm vào Trái Đất cách đây 4,5 tỷ năm, dẫn tới sự ra đời của Mặt Trăng. Tàn tích còn sót lại của Theia được cho là bị chôn vùi sâu bên trong Trái Đất.
Theo nghiên cứu địa chất gần đây, những tàn tích này gồm hai khối đá lớn hơn kích thước núi Everest, đặc và nóng hơn phần còn lại của lớp phủ Trái Đất. Các khối đá tác động tới sự đối lưu của sắt nóng chảy bên trong lõi Trái Đất, khiến từ trường yếu đi ở Nam Đại Tây Dương. Mức độ tác động phụ thuộc vào thời gian kéo dài. Trong trường hợp từ trường chậm rãi đảo chiều trong hàng nghìn năm, cả tự nhiên và con người sẽ có thể thích nghi với hiện tượng.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.
