Hành tinh khí khổng lồ chỉ mất 18 giờ quay quanh sao chủ
Các nhà thiên văn học phát hiện một ngoại hành tinh giống sao Mộc nằm rất gần ngôi sao lùn cam cách Trái Đất 1.060 năm ánh sáng.
Bằng các quan sát từ tổ hợp 12 kính viễn vọng thuộc Đài quan sát Paranal trên sa mạc Atacama ở Chile, các nhà thiên văn học từ Đại học Warwick, Anh do Tiến sĩ James McCormac dẫn đầu đã xác nhận sự tồn tại của một hành tinh khí khổng lồ mới, có tên là NGTS-10b, bổ sung vào danh sách hơn 4.000 ngoại hành tinh được khám phá trong hơn hai thập kỷ qua.
Hành tinh khí khổng lồ mới NGTS-10. (Ảnh: vofoundation.org).
NGTS-10b có đường kính lớn hơn một chút so với sao Mộc nhưng nặng hơn gấp 2,1 lần. Nó chỉ nằm cách ngôi sao chủ NGTS-10 một khoảng bằng 1,4% đơn vị thiên văn (AU), hay khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời và hoàn thành một vòng quay quỹ đạo trong 18,4 giờ.
Ngoại hành tinh khí này nằm gần ngôi sao chủ đến mức các nhà khoa học có thể nhận thấy sự phân rã quỹ đạo của nó theo thời gian. Nếu các mô hình tương tác hiện tại giữa các hành tinh và ngôi sao là đúng, nhóm nghiên cứu ước tính thời gian NGTS-10b hoàn thành một quay quanh NGTS-10 sẽ ngắn đi 7 giây trong thập kỷ tới và dần dần chuyển động theo hình xoắn ốc trước khi đâm vào ngôi sao chủ sau 38 triệu năm nữa.
Mặc dù nằm rất gần NGTS-10, NGTS-10b được mô tả là không nóng hơn so với những hành tinh khí nằm gần sao chủ khác, bởi sao lùn NGTS-10 có nhiệt độ thấp hơn 1.380°C và có đường kính cũng như khối lượng chỉ bằng 70% so với Mặt Trời. Phát hiện của nhóm nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Monthly Notices của Hiệp hội Thiên văn Hoàng Gia Anh.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

10 câu đố vui về vũ trụ
Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.
