"Hành tinh mây" lộ diện giữa chòm Thiên Nga, có thể sống được
Kepler-51 thuộc về loại thế giới khổng lồ được gọi với những cái tên đầy chất cổ tích như "hành tinh kẹo bông" hay "hành tinh mây".
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Jessica Libby-Roberts từ Đại học bang Pennsylvania (Mỹ) đã xác định một hành tinh hoàn toàn mới quanh ngôi sao Kepler-51 nằm cách chúng ta 2.615 trong chòm Thiên Nga.
Kepler-51 đã được kính viễn vọng không gian Kepler của NASA quan sát từ rất lâu và phát hiện ra 3 hành tinh lớn quay quanh nó.
Ảnh đồ họa mô tả hệ thống Kepler-51 gồm 4 hành tinh mây - (Ảnh: NASA).
Đó là Kepler-51b, Kepler-51c và Kepler-51d, tất cả đều là dạng hành tinh siêu phồng có kích thước tương đương sao Thổ.
Hành tinh siêu phồng là các thế giới to lớn nhưng có khối lượng và mật độ rất thấp. Chúng bao gồm một lõi đá nhỏ và một bầu khí quyển cực kỳ dày đặc, chủ yếu là hydro và heli.
Vì vậy, đôi khi chúng được đặt biệt danh là "hành tinh mây" hay "hành tinh kẹo bông".
Giờ đây, các nhà khoa học đã quyết định kiểm tra lại hệ thống này một lần nữa, đối chiếu dữ liệu cũ của Kepler với các quan sát từ kính viễn vọng tối tân hơn James Webb cũng như một số đài quan sát mặt đất.
Hành tinh thứ tư mang tên Kepler-51e đã lộ diện, cũng là một hành tinh mây khổng lồ.
Thế nhưng "chân dung" rõ ràng hơn của hành tinh thứ tư này vẫn còn chưa rõ ràng. Các dữ liệu chỉ ra 2 loại hành tinh khác nhau mà Kepler-51e có thể thuộc về.
Một là một kiểu hành tinh to cỡ sao Thổ và quay quanh sao mẹ với quỹ đạo 264 ngày Trái đất.
Hai là một hành tinh có kích thước bằng hoặc gần bằng Sao Mộc và quay quanh một quỹ đạo siêu rộng, khiến 1 năm ở đó có thể bằng 10 năm trên Trái đất.
Tuy vậy, giả thuyết thứ nhất có nhiều bằng chứng ủng hộ hơn. Và nếu điều này đúng, Kepler-51e có quỹ đạo chỉ lớn hơn một chút so với sao Kim và nằm ngay bên trong vùng có thể sinh sống được của hệ sao này.
Vì vậy, các nhà khoa học cho biết sẽ tiếp tục tìm cách quan sát nó rõ hơn, cũng như tìm thêm các hành tinh tương tự trong không gian, những nơi có thể ẩn chứa sự sống ngoài hành tinh mà nhân loại luôn muốn tìm kiếm.

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này
Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh
Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là "Bức tường lửa"
Vùng heliopause ở rìa Hệ Mặt trời có mức nhiệt nóng tới 30.000 - 50.000 độ C, được đo đạc bởi bộ đôi tàu Voyager của NASA.

Phát hiện làm thay đổi lý thuyết cơ bản về ánh sáng
Các nhà khoa học vừa tìm ra giới hạn mới về khối lượng của một hạt ánh sáng (photon) dựa trên các phép đo gián tiếp.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng
