Hạt nhựa từ lốp xe khiến nhiều loài cá và tôm khó bơi, chết bất thường

Lại thêm một tác hại nguy hiểm của ô nhiễm nhựa đối với hệ sinh thái và sức khỏe của nhiều loài sinh vật.

Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện ra thêm nhiều tác động của ô nhiễm nhựa đối với môi trường và các sinh vật sống, bao gồm tác động độc hại của các hạt nhựa đối với tế bào người, hay thậm chí xâm nhập vào hàng rào máu não ở chuột.

Trong nghiên cứu khác, các nhà khoa học cũng phát hiện thấy, các hạt nhựa từ lốp xe mòn được tìm thấy trong môi trường nước gây ra tác động bất lợi trên nhiều loài sinh vật biển. Nó không chỉ gây ra những sự bất thường về tăng trưởng mà còn có thể gây tử vong.

Hạt nhựa từ lốp xe khiến nhiều loài cá và tôm khó bơi, chết bất thường
 Các hạt nhựa từ lốp xe mòn gây ra tác động bất lợi trên nhiều loài sinh vật biển.

Nghiên cứu trước đó cho thấy, khoảng 1,5 triệu tấn hạt nhựa từ lốp đi vào môi trường mỗi năm ở Mỹ. Đây là kết quả của sự hao mòn hàng ngày khiến lốp ô tô bị mất khoảng 30% khối lượng trong suốt thời gian sử dụng.

Điều này làm cho các hạt nhựa từ lốp xe trở thành một trong những dạng vi nhựa phổ biến nhất trong môi trường nước. Nó là các hạt bao gồm cao su tổng hợp, chất làm đầy, dầu và phụ gia, đồng thời rửa trôi các hóa chất được gọi là nước rỉ rác.

Tác giả nghiên cứu Susanne Brander cho biết: “Tôi thấy mọi người chỉ đo lường mức độ hạt nhựa từ lốp xe mà không mấy ai đo lường tác động của chúng. Đó thực sự là khoảng trống và chúng tôi đang cố gắng lấp đầy”.

Hạt nhựa từ lốp xe khiến nhiều loài cá và tôm khó bơi, chết bất thường
Các hạt vi nhựa từ lốp xe cũ thu thập được ở dưới các vùng nước.

Để giải quyết vấn đề này, Brander và các đồng nghiệp của cô tại Đại học Bang Oregon đã thực hiện một cặp thí nghiệm, khám phá tác động của các hạt vi nhựa từ lốp xe dài dưới 5 mm và các hạt nhựa nano từ lốp xe nhỏ trên các sinh vật biển sống, ở cả hệ sinh thái nước ngọt và cửa sông.

Các loài thuộc hệ sinh thái ở cửa sông như cá nhỏ Inland Silverside và động vật giáp xác giống tôm đã tiếp xúc với nồng độ nhựa nhỏ trong môi trường. Và các hạt vi nhựa đã thay đổi đáng kể hành vi bơi lội, khiến chúng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thức ăn và tránh kẻ săn mồi.

Hạt nhựa từ lốp xe khiến nhiều loài cá và tôm khó bơi, chết bất thường
Các hạt vi nhựa xuất hiện trong bụng của loài giáp xác giống tôm.

Cả hai loài đều bị giảm tốc độ tăng trưởng khi tiếp xúc với các hạt vi nhựa, trong khi loài cá Inland Silverside cũng chịu tác động tương tự khi phản ứng với các hạt nano. Rõ ràng nước thải đang ảnh hưởng đến hành vi của chúng nhưng không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng.

Trong các thí nghiệm ở môi trường nước ngọt, các nhà khoa học đã thử nghiệm trên phôi cá ngựa vằn và một loài giáp xác tên là Daphnia magna. Cả hai đều ghi nhận tỷ lệ tử vong và các bất thường về phát triển khi tiếp xúc với các hạt nhựa từ lốp xe và nước rỉ rác.

Nghiên cứu mới nhất nhìn chung khá tương đồng với một nghiên cứu tương tự từ năm 2020, chứng minh vi nhựa có thể gây ra chứng phình động mạnh và thay đổi khả năng sinh sản ở cá.

Hạt nhựa từ lốp xe khiến nhiều loài cá và tôm khó bơi, chết bất thường
Hình ảnh dưới kính hiển vi cho thấy các hạt vi nhựa từ lốp xe lớn và xung quanh là các hạt nano

Tất nhiên các nhà khoa học đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn các hạt vi nhựa thải ra từ lốp xe ô tô thâm nhập vào môi trường. Chúng bao gồm việc lắp đặt các hệ thống thu gom các hạt vi nhựa trên đường, trên xe và phát triển các loại lốp xe bền hơn, ít thải ra các hạt vi nhựa hơn.

Tác giả nghiên cứu Stacey Harper cho biết: “Sự tập trung vào vi nhựa và hiện nay là nhựa nano vẫn còn tương đối mới. Bây giờ chúng ta đang ở thời điểm đưa ra các quyết định chính sách không có cơ sở khoa học. Đó là lý do tại sao chúng ta cần có nhiều nghiên cứu khoa học hơn nữa”.

Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Chemosphere và tạp chí Hazardous Materials mới đây.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhân chứng mô tả máy bay Trung Quốc

Nhân chứng mô tả máy bay Trung Quốc "vỡ nát hoàn toàn"

Máy bay Boeing 737 của China Eastern vỡ tan sau khi đâm xuống đất, nhiều mảnh vụn quần áo mắc trên cây tại hiện trường, theo các nhân chứng. - VnExpress

Đăng ngày: 22/03/2022
Phát hiện hồ nước thiêng 2.500 tuổi chưa được khám phá tại Ý

Phát hiện hồ nước thiêng 2.500 tuổi chưa được khám phá tại Ý

Một hồ nước thiêng được người Phoenicia cổ đại sử dụng cho mục đích tôn giáo và theo dõi chuyển động của các ngôi sao đã được phát hiện tại thành phố đảo Motya cũ của Ý.

Đăng ngày: 21/03/2022
Miền Bắc sắp đón liên tiếp 3 đợt không khí lạnh

Miền Bắc sắp đón liên tiếp 3 đợt không khí lạnh

Dự báo từ nay cho đến hết tháng 3-2022, các tỉnh miền Bắc sẽ chịu ảnh hưởng của 3 đợt không khí lạnh.

Đăng ngày: 21/03/2022
Các nhà khoa học Nga biến chất thải hạt nhân nguy hiểm thành gốm sứ

Các nhà khoa học Nga biến chất thải hạt nhân nguy hiểm thành gốm sứ

Công nghệ mới dựa trên một chất hấp thụ mới, giúp tập trung hiệu quả các hạt nhân phóng xạ từ các chất thải hạt nhân khác nhau và biến chúng thành đồ gốm sau một phương pháp gia nhiệt đặc biệt.

Đăng ngày: 21/03/2022
Biến không khí thành nước ngọt để trồng trọt trên sa mạc

Biến không khí thành nước ngọt để trồng trọt trên sa mạc

Bằng cách biến không khí thành nước ngọt, nhóm nghiên cứu đã trồng thành công rau bina trên sa mạc Saudi Arabia vào tháng 6 khi nhiệt độ ban ngày lên tới 55 độ C.

Đăng ngày: 18/03/2022
Bụi Sahara biến bầu trời châu Âu thành màu cam

Bụi Sahara biến bầu trời châu Âu thành màu cam

Đám bụi lớn từ sa mạc Sahara khiến chất lượng không khí ở nhiều nơi tại châu Âu giảm 5 lần và có thể tạo ra “mưa máu”.

Đăng ngày: 18/03/2022
Mỹ triển khai kế hoạch làm tuyết nhân tạo chống hạn hán

Mỹ triển khai kế hoạch làm tuyết nhân tạo chống hạn hán

Nhóm nhà khoa học Mỹ đang thực hiện dự án làm tuyết nhân tạo để hỗ trợ giải quyết giai đoạn hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 1.200 năm qua.

Đăng ngày: 17/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News