Hãy dừng ngay thói quen đeo chun buộc tóc ở cổ tay nếu không muốn gặp phải tình trạng xấu này

Giữa tiết trời oi bức, nhiều cô nàng thường tiện đeo sẵn mấy chiếc dây chun ở cổ tay để có thể lấy ra dùng khi ở ngoài đường. Tuy nhiên, việc đeo chun buộc tóc ở cổ tay quá lâu lại dễ tiềm ẩn nhiều mối nguy hại khôn lường đối với sức khỏe của bạn.

Rất nhiều cô nàng đều từng 1 - 2 lần mắc phải thói quen đeo chun buộc tóc vào cổ tay. Cứ tưởng hành động này rất đỗi bình thường nhưng sau khi bạn biết đến câu chuyện của người phụ nữ ở Canada sau đây thì chắc chắn bạn sẽ không còn muốn lặp lại thói quen này nữa.


Vết hằn do đeo chun buộc tóc ở cổ tay.

Nhân vật chính trong câu chuyện này là Lisa McLennan (47 tuổi), hiện đang sinh sống tại vùng British Columbia (Canada). Người phụ nữ này cho biết cô có thói quen đeo chun buộc tóc ở cổ tay trái suốt hơn 30 năm nay. Tới đầu năm ngoái, Lisa bỗng thấy đau nhức dữ dội ở bàn tay trái khiến cô không thể làm được bất kỳ việc gì ở bên tay này. Lúc đó, Lisa thoáng nghĩ có khi mình đang bị viêm khớp cổ tay.

Sau đó, Lisa kể chuyện với người hàng xóm thân thiết về tình trạng tay trái của mình bị tê mỏi thường xuyên. Người hàng xóm liếc nhìn cổ tay của Lisa và thấy vòng tròn hằn vết dây chun trên tay của cô rất rõ. Quá bất ngờ về thói quen này của Lisa, người hàng xóm khuyên cô nên nhanh chóng đi khám vì nhiều khả năng cô đang gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Khi tới phòng khám, sau khi kiểm tra cổ tay của Lisa, bác sĩ chẩn đoán cô đã mắc phải hội chứng ống cổ tay. Và nguyên nhân khiến cô mắc phải hội chứng này đến từ chính thói quen đeo dây chun ở cổ tay.


Đeo chun buộc tóc ở cổ tay dễ dẫn tới hội chứng ống cổ tay.

Hiện tại, Lisa đã từ bỏ thói quen này và chuyển sang sử dụng kẹp tóc thay vì dây chun. Đồng thời, cô cũng kêu gọi mọi người nếu có thói quen này thì hãy từ bỏ ngay để tránh gặp phải tình trạng xấu như cô.

Hội chứng ống cổ tay là gì?

Đây là một tình trạng phổ biến, thường gặp ở những người làm văn phòng, được gây ra do áp lực đè nén lên dây thần kinh ở cổ tay, làm sưng phù từ bên trong. Những người mắc hội chứng ống cổ tay sẽ gặp phải những triệu chứng như đau, ngứa ran hoặc tê các ngón tay, bàn tay hoặc cánh tay. Các triệu chứng thường bắt đầu chậm và không rõ ràng nên nhiều người hay chủ quan bỏ qua nó.


Người mắc hội chứng ống cổ tay sẽ gặp phải những triệu chứng như đau, ngứa ran hoặc tê các ngón tay...

Mặc dù hội chứng này phổ biến ở những người làm văn phòng do phải gõ máy nhiều nhưng nó cũng có thể gây ảnh hưởng đến lứa tuổi phụ nữ ở độ tuổi trung niên hoặc cao tuổi. Những vấn đề có thể làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng ống cổ tay bao gồm thừa cân, bị viêm khớp hoặc tiểu đường, tiền sử gia đình mắc bệnh này, có một công việc đòi hỏi phải uốn cong cổ tay, nắm hoặc giữ một vật gì đó trên cổ tay, hay có khi là bị chấn thương trong quá khứ ở cổ tay.

Các phương pháp điều trị có thể bao gồm đeo nẹp cổ tay để giữ cho khớp ổn định và thẳng, dùng thuốc chứa steroid để giảm sưng và thậm chí còn phải phẫu thuật để giảm áp lực lên dây thần kinh nếu các phương pháp khác không hiệu quả.

Mối nguy hại tiềm ẩn từ thói quen đeo chun buộc ở cổ tay

Bạn sẽ không quá bất ngờ nếu biết rằng chiếc chun buộc tóc thực sự chứa nhiều vi khuẩn hơn bạn tưởng. Chúng ta thường chỉ buộc tóc lên để cho gọn, tránh vướng víu khi vận động - tức là những lúc cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi nhất.

Mồ hôi có thể tiêu diệt được vi khuẩn, nhưng nó cũng sẽ tạo nên một môi trường rất phù hợp để chúng phát triển được. Theo các nghiên cứu, một sợi tóc lâu không gội có thể chứa đến... 150.000 vi khuẩn. Vì thế khỏi phải nói, chiếc chun buộc tóc của bạn... siêu siêu bẩn khi là nơi trú ngụ của hàng trăm ngàn con vi khuẩn.

Ngoài ra, một sự thật cũng phũ phàng không kém đó là tay của bạn cũng là một trong những bộ phận bẩn nhất trên cơ thể, thậm chí hơn cả... bồn cầu. Và bạn đeo chun buộc tóc bằng gì - bằng tay đó.

Vì thế để bảo vệ bản thân, hãy lựa chọn loại dây thun buộc tóc bằng vải - hoặc tốt nhất là nên bỏ thói quen cột dây tóc vào cổ tay nhé!

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Đăng ngày: 19/04/2025
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, nhồi máu cơ tim, đột quỵ là bệnh dễ xảy ra trong thời tiết nắng nóng kéo dài hiện nay.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News