Hé lộ bí mật quan trọng về quá trình tiến hóa của loài người
Một số hóa thạch người có niên đại 300.000 năm tuổi được phát hiện ở động Hoa Long ở tỉnh An Huy, Trung Quốc, đã được xác định là loài người cổ xưa nhất ở Đông Á tiến hóa thành người tinh khôn.
Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây đã đã công bố những phát hiện quan trọng liên quan đến hàng chục hóa thạch người có niên đại 300.000 năm. Đây là bằng chứng mới nhất về quá trình tiến hóa thành người tinh khôn (homo sapiens) ở Đông Á.
Trong một hội nghị diễn ra ở tỉnh An Huy các nhà khoa học cho biết các hóa thạch, cùng với xương động vật và công cụ bằng đá, đã được phát hiện tại động Hoa Long ở huyện Đông Chí, tỉnh An Huy.
Các hóa thạch người có niên đại 300.000 năm tuổi được phát hiện tại động Hoa Long ở tỉnh An Huy, miền Đông Trung Quốc. (Ảnh: CCTV News).
Kể từ khi được phát hiện vào năm 1988 và tiến hành các cuộc khai quật từ năm 2013, các nhà khảo cổ đã tìm được gần 20 hóa thạch người cổ đại, 1 hộp sọ được bảo quản tốt, hơn 400 công cụ bằng đá và xương động vật.
Bà Wu Xiujie, nhà nghiên cứu tại Viện Cổ sinh vật học Động vật có xương sống và Cổ nhân chủng học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và là trưởng nhóm khai quật, cho biết các hóa thạch thể hiện các đặc điểm tương đồng giữa người đứng thẳng (homo erectus) và người hiện đại.
Theo đó, một hộp sọ phát hiện năm 2015 được cho là của một bé gái 13-14 tuổi cho thấy sự kết hợp giữa các đặc điểm nguyên thủy và hiện đại, chẳng hạn như khuôn mặt phẳng, hốc mắt cao và cằm chìa - những đặc điểm đặc trưng của người hiện đại.
Các công cụ bằng đá được tìm thấy tại địa điểm này cũng cho thấy cư dân ở đây có kỹ năng kỹ thuật tiên tiến và đang trên con đường tiến hóa thành người tinh khôn.
Ngoài ra, những phát hiện còn cho thấy địa điểm này là nơi sinh sống của một gia đình lớn gồm hơn 20 người. Đáng chú ý, gia đình này có một "phòng ăn" để chế biến thực phẩm và có thể có riêng 1 phòng trú ẩn, hiện đã sụp đổ.
Các chuyên gia cho biết động Hoa Long là địa điểm thứ hai ở Trung Quốc sau Zhoukoudian cung cấp nhiều hóa thạch và công cụ của con người, đóng vai trò quan trọng giúp tìm hiểu về hoạt động của con người trong thời kỳ giữa đến cuối thế Canh Tân (Pleistocene).
Theo chuyên gia Xu Xing của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, khung thời gian 300.000 năm rất quan trọng để hiểu nguồn gốc của con người hiện đại.
Hiện, hầu như các lý thuyết đều cho rằng con người hiện đại có nguồn gốc từ châu Phi và di cư ra toàn cầu, song những bằng chứng mới như từ động Hoa Long lại cho thấy quá trình này phức tạp hơn, rằng người hiện đại có thể có nguồn gốc từ nhiều khu vực.
Theo các nhà khoa học thế giới, những phát hiện này có thể bổ sung bằng chứng khoa học, góp phần tìm ra câu trả lời thống nhất về những câu hỏi cơ bản: Chúng ta là ai và chúng ta đến từ đâu.

Quái thú 218 triệu tuổi đầu đại bàng, mình cá sấu lộ diện ở Mỹ
Một loài quái thú được tìm thấy ở bang Texax - Mỹ đã làm các nhà khoa học bối rối hơn 3 thập kỷ.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Hà Nội sẽ chi 1.800 tỉ phục dựng điện Kính Thiên
Hà Nội sẽ tập trung nguồn lực bảo tồn các công trình lịch sử, văn hóa tại nội đô. Trong đó, TP sẽ chi 1.800 tỉ đồng thực hiện dự án phục dựng điện Kính Thiên.

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.
