Hé lộ danh tính hai bộ hài cốt được khai quật tại Nhà thờ Đức Bà Paris

Hai quan tài bằng chì được các nhà khảo cổ khai quật trong quá trình tái thiết hầm và ngọn tháp Nhà thờ Đức Bà Paris, kể từ sau vụ cháy vào năm 2019.

Vụ hỏa xảy ra tại Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre-Dame), Pháp vào năm 2019 gây nhiều thiệt hại về kiến trúc của công trình này. Trong thời gian tái thiết nhà thờ, các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều ngôi mộ, quan tài,... bên dưới.


 Các nhà khảo cổ học đang phân tích bộ hài cốt nằm trong chiếc quan tài bằng chì được khai quật bên trong nhà thờ Đức Bà Paris. (Ảnh: Denis Gliksman).

Kể từ đó, các nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu Khảo cổ Phòng ngừa Quốc gia Pháp (Inrap) đã đi sâu vào phân tích nhằm tìm ra câu trả lời về những bộ hài cốt đó là ai?

Theo đó, hai quan tài chì này chứa hài cốt một giáo luật nổi tiếng và một tay đua quý tộc vô danh. 

Nhà nghiên cứu Christophe Besnier, người dẫn đầu cuộc khai quật cho biết: "Quan tài chì đầu tiên được phát hiện có niên đại từ giữa thế kỷ 14 đến cuối thế kỷ 17. Nó chứa hài cốt của một người đàn ông quý tộc được ướp xác khi qua đời".

Phân tích bộ hài cốt này cho thấy, đây là một người đàn ông trong khoảng từ 25 đến 40 tuổi, đã biết cưỡi ngựa khi còn nhỏ, bị biến dạng nhẹ ở phần đầu và có thể nhiễm bệnh lao.

Nhà nhân chủng học Eric Crubery, Đại học Toulouse II nhớ lại: "Đây sẽ là một bộ hài cốt quan trọng. Bởi vì, thời điểm đó chỉ khoảng 4% giới quý tộc có cơ hội ướp xác hoặc nằm trong một chiếc quan tài chì khi qua đời".

Về chiếc quan tài thứ hai, các nhà nghiên cứu đã phát hiện bên trong nó chứa nhiều hiện vật quý bao gồm một tấm văn bia bằng tiếng Latinh, ba huy chương, một văn bản bằng tiếng Pháp được khắc trên đồng và một tấm bảng khác đề cập đến Canon Antoine de La Porte (1627-1710), đây là một vị giám mục có chức sắc cao trong hơn 50 năm.

Hài cốt của ông cũng nằm trong chính chiếc quan tài này và hiện tại ông có một bức chân dung được lưu giữ tại Bảo tàng Louvre, Pháp.

Đáng chú ý, vị giám mục này cũng là một người bảo trợ và sở hữu một khối tài sản cá nhân lớn, chính ông đã ra lệnh hiện thực hóa ba bức tranh nhằm trang trí Nhà thờ Đức Bà, hiện được bảo tồn trong bảo tàng Louvre. Ông cũng quyên góp 10.000 bảng Anh để nâng cấp khu hợp dàn hợp xướng trong Notre-Dame thời điểm ông đang công tác tại đó.


 Hài cốt đang được các nhà nghiên cứu lấy ra từ chiếc quan tài. (Ảnh: Denis Gliksman).

Phân tích các bộ hài cốt cho thấy, việc chôn cất trong các thánh đường được thực hiện trong suốt thời kỳ trung cổ và hiện đại. Thông thường, những người quá cố được đặt gần các dàn hợp xướng hay nơi chôn cất các giám mục và tổng giám mục.

Christophe Besnier cho biết: "Hơn 300 người đã được chôn cất tại Nhà thờ Đức Bà Paris và kiểu chôn cất này được dành riêng cho giới thượng lưu, vì những quan tài bằng chì thời điểm đó rất đắt đỏ".

Mặt khác, khoảng 200 mẫu được lấy từ những bộ hài cốt này vẫn sẽ cần được phân tích chuyên sâu thêm, trước khi nó được bàn giao cho Bộ Văn hóa Pháp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đăng ngày: 06/04/2025
Lời trần tình của kẻ

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"

Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.

Đăng ngày: 04/04/2025
Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?

Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?

55 triệu năm trước, những con ngựa sơ khai đã trải qua giai đoạn cơ thể bị teo nhỏ bất thường. Loài người chúng ta có thể đang bước vào giai đoạn đó bởi một tác nhân khó tưởng tượng.

Đăng ngày: 02/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News