Hé lộ manh mối về hoạt động giao phối cổ xưa
Dương vật lâu đời nhất thế giới thuộc về một cá thể loài giáp xác được bảo tồn bên trong tro núi lửa cách đây 425 triệu năm, và từ đó giới khoa học phát hiện rằng đối với loài này, hai hoạt động giao phối và hô hấp liên quan chặt chẽ với nhau.
Khi nghiên cứu những hòn đá được thu thập từ vùng nông thôn phía tây nước Anh vào thập niên 1990, nhà cổ sinh vật học David Siveter của Đại học Leicester (Anh) không ngờ rằng mình đã tìm được dương vật cổ nhất thế giới.
Ảnh chụp về cá thể trong hóa thạch. (ẢNH: SCIENCE).
Giáo sư Siveter và đồng sự đã xây dựng mô hình 3D của hóa thạch của một cá thể loài giáp trai chiều dài 1 mm. Giáp trai là một lớp động vật giáp xác gồm các loài gọi là tôm hạt.
Trong quá trình này, ông không những quan sát được một hóa thạch cổ được duy trì hiện trạng hoàn hảo, mà còn phát hiện dương vật với kích thước chiếm đến 1/3 kích thước của cơ thể, theo trang Interesting Engineer hôm 19/8.
Giáo sư Siveter cảm thán: "Không phải lúc nào chúng ta đều có thể may mắn xác định được giới tính của hóa thạch".
Tinh dịch của loài này có thể lớn hơn nhiều so với kích thước của chúng. Một số loài giáp trai có chiều dài cơ thể khoảng 1 mm, nhưng tạo ra tinh dịch lên đến 10 mm.
Kỷ lục dương vật cổ nhất trước đó thuộc về cá thể một loài nhện sống cách đây 400 triệu năm. Cơ quan sinh dục của loài này dài 2/3 so với chiều dài cơ thể, theo báo cáo đăng trên chuyên san Science.
Hóa thạch cũng cung cấp chứng cứ trực tiếp cổ xưa nhất về hệ thống gọi là hô hấp-phóng tinh-tuần hoàn.
Và vì thế, hít thở và quan hệ tình dục dường như là một đối với loài giáp trai cổ xưa này.