Hệ thống cung cấp nước uống 1.600 năm độc đáo ở Nepal

Các đài phun nước nối liền với bể nông và kênh dẫn nước từ suối hoặc mạch nước ngầm cung cấp nguồn nước dồi dào cho người dân Nepal.

Đất nước Nepal nằm giữa Ấn Độ và Tây Tạng có hệ thống cung cấp nước uống rất dồi dào, có niên đại ít nhất từ thế kỷ 5. Một trong những đặc điểm ấn tượng nhất của nó là các đài phun nước bằng đá tinh xảo mang tên dhunge dhara hoặc hiti, trông giống quái vật biển makara trong truyền thuyết Hindu giáo. Dù dhunge dhara không kỳ vĩ như đường dẫn nước của La Mã cổ đại, công nghệ khéo léo giúp đưa nước tới đài phun cũng không kém phần ấn tượng, theo Interesting Engineering.

Hệ thống cung cấp nước uống 1.600 năm độc đáo ở Nepal
Các vòi phun ở công trình Manga Hiti, Patan. (Ảnh: Wikimedia).

Dhunge dhara xuất hiện lần đầu tiên vào thời vương quốc Licchavi (năm 400 - 750 AD). Một số học giả cho rằng hệ thống tương tự có thể tồn tại sớm hơn và người Licchavis chỉ tổ chức và mang đến hình dạng thẩm mỹ cho công trình tồn tại sẵn. Trong văn hóa Nepal, dâng nước lên các vị thần được xem là hành động đáng khen ngợi. Do đó, cả các vị vua và cộng đồng dân cư trong quá khứ đều xây dhunge dhara ở trong vùng.

Công trình Manga Hiti ở Patan, xây vào năm 570 AD, được cho là dhunge dhara cổ nhất còn hoạt động. Theo thời gian, ngày càng nhiều đài phun nước tương tự bắt đầu mọc lên khắp thung lũng Kathmandu. Thời kỳ Malla (năm 1201 - 1779) ghi nhận sự phát triển của hệ thống đài phun nước.

Nguồn nước cơ bản của dhunge dhara là mạng lưới kênh dẫn nước từ những dòng suối trên núi. Một số khác lấy từ tầng ngậm nước dưới lòng đất. Dhunge dhara khai thác các nguồn dưới lòng đất thường được xây trên bể nông với độ sâu do mực nước ngầm quyết định. Những bể này được xây từ đá và gạch với vòi nhô ra từ mặt tường. Trong khi hầu hết bể chỉ có một vòi, có nhiều đài phun nước có 2, 3, 5, 9 hoặc thậm chí nhiều vòi hơn như công trình Muktidhara ở quận Mustang với 108 vòi. Nằm phía trên mỗi vòi luôn có một đền thờ nhỏ dành riêng cho một vị thần. Nước dư thừa được chứa trong ao hoặc dẫn tới cánh đồng canh tác để tưới tiêu.

Cuối thế kỷ 17, trước khi đường ống nước phổ biến, đài phun nước là nguồn cung cấp nước uống quan trọng. Dù tầm quan trọng của chúng giảm dần từ sau đó, dhunge dhara vẫn hoạt động, phục vụ khoảng 10% dân số ở thung lũng Kathmandu. Ngay cả ngày nay, dhunge dhara là phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của nhiều cư dân. Họ sử dụng chúng cho mục đích tắm rửa và giặt giũ. Đây cũng là nơi thực hiện những nghi thức tôn giáo như như lau tượng thần.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN

"Siêu cầu" Việt Nam lập kỷ lục Đông Nam Á: Tổng vốn gần 5.000 tỷ, lọt top 10 thế giới!

Đến nay, 14 năm sau ngày khánh thành, cây cầu bắc qua dòng sông Hậu hiền hòa này vẫn giữ 2 kỷ lục trên.

Đăng ngày: 18/03/2024
Nhật Bản gây ngỡ ngàng khi xây công trình giải mã bí ẩn

Nhật Bản gây ngỡ ngàng khi xây công trình giải mã bí ẩn "vũ trụ" lớn nhất thế giới

Để thực hiện công trình này, Nhật Bản đã phải tiến hành khoét rỗng một ngọn núi. Sau khi hoàn thành, siêu dự án này sẽ không giống với bất kỳ công trình nào đang tồn tại.

Đăng ngày: 16/03/2024
Tiểu vương quốc Ả rập khiến thế giới kinh ngạc với “trang trại thẳng đứng” lớn nhất thế giới

Tiểu vương quốc Ả rập khiến thế giới kinh ngạc với “trang trại thẳng đứng” lớn nhất thế giới

Đi vào hoạt động năm 2022, trang trại có tên GigaFarm của Tiểu vương quốc Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất đang mang lại hàng triệu kg rau mỗi năm.

Đăng ngày: 15/03/2024
Anh sẽ xây nhà máy điện thủy triều lớn nhất thế giới

Anh sẽ xây nhà máy điện thủy triều lớn nhất thế giới

Chính quyền thành phố Liverpool đang xem xét dự án xây đường chắn ngang sông kiêm nhà máy khai thác điện thủy triều với tổng công suất 700 MW.

Đăng ngày: 14/03/2024
Trung Quốc tiến hành xây máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới

Trung Quốc tiến hành xây máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới

Với mục đích tạo ra " hạt của Chúa", Trung Quốc đang tiến hành chuẩn bị xây dựng máy gia tốc hạt hình tròn trong đường hầm dài 100km dưới lòng đất.

Đăng ngày: 11/03/2024
Trạm vũ trụ dưới mặt đất đầu tiên của Trung Quốc

Trạm vũ trụ dưới mặt đất đầu tiên của Trung Quốc

Cơ sở mới với khả năng mô phỏng 9 loại yếu tố môi trường trạm vũ trụ cho phép tiến hành nhiều thí nghiệm không gian ngay tại Trái đất.

Đăng ngày: 10/03/2024
Singapore dự kiến xây dựng nhà máy loại bỏ CO2 đại dương lớn nhất thế giới

Singapore dự kiến xây dựng nhà máy loại bỏ CO2 đại dương lớn nhất thế giới

Nhà máy Equatic-1 dự kiến sử dụng công nghệ điện phân để loại bỏ tới 10 tấn CO2 mỗi ngày khỏi nước biển và khí quyển.

Đăng ngày: 10/03/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News