Hệ thống mật mã Vĩ Đại của vua Louis XIV khiến các chuyên gia giải mã đau đầu hơn 2 thế kỷ
Trong nhiều thế kỷ, mật mã Vĩ Đại sừng sững như một pháo đài kiên cố không thể công phá, khiến ngay cả những nhà giải mã lành nghề nhất cũng phải bối rối, thậm chí là bó tay.
Trong các hành lang bí mật của nước Pháp vào thế kỷ 17, một hệ thống mật mã được gọi là Great Cipher - mật mã Vĩ Đại - đã xuất hiện và gây chú ý lớn khi nó được tạo ra là dành cho vua Louis XIV của nước này. Hai tác giả của mật mã Vĩ Đại là cặp anh em thiên tài mật mã Antoine Rossignol và Bonaventure Rossignol, hai anh em được công nhận về kỹ năng đặc biệt trong lĩnh vực mật mã. Người bổ nhiệm họ vào vị trí nhà mật mã hoàng gia là vua Louis XIV, người được gọi với biệt danh "Sun King" (Vua Mặt Trời), cai trị nước Pháp từ năm 1643 đến năm 1715. Hệ thống mật mã này được dùng để bảo mật các thông tin liên lạc ngoại giao và quân sự quan trọng của Pháp.
Vua Louis XIV (trái) và Antoine Rossignol.
Di sản bí ẩn của anh em nhà Rossignol
Anh em nhà Rossignol, những người được Louis XIV bổ nhiệm làm nhà mật mã hoàng gia vào thế kỷ 17, xuất thân từ một gia đình có truyền thống làm mật mã. Gia đình này lần đầu tiên được hoàng gia chú ý khi một nhà toán học trẻ tên Rossignol giải mã được mật mã Huguenot trong cuộc vây hãm Réalmont năm 1626, khiến cho quân địch phải đầu hàng. Điều này khiến ông được Thủ hiến Louis XIII, Hồng y Richelieu, chú ý. Nhận thấy giá trị của các nhà mật mã học đối với hoạt động ngoại giao và tình báo nên Louis XIII khi nằm bệnh đã tuyên bố rằng Rossignol là "điều thiết yếu nhất đối với lợi ích của nhà nước".
Mật mã cực kì quan trọng với ngoại giao và tình báo - (Ảnh minh họa).
Trong thời đại của Louis XIV, Antoine và Bonaventure thường làm việc trong căn phòng cạnh phòng làm việc của nhà vua ở Versailles và tại đây, họ đã phát triển mật mã Vĩ Đại dành cho vua Louis XIV. Nhờ vậy mà họ dần nắm dữ quyền lực to lớn khi có thể điều hành vào một vị trí quyền lực to lớn, điều hành Nội các hay còn gọi là French Black Chamber - thuật ngữ quốc tế đề cập đến văn phòng mật mã.
Mật mã vĩ đại của anh em nhà Rossignol đã sử dụng sự kết hợp của các yếu tố đồng âm (ký hiệu cho cùng một âm thanh) và đa hình (nhiều ký hiệu cho mỗi chữ cái), khiến nó trở thành một hệ thống cực kỳ phức tạp. Thay vì sử dụng các chữ cái truyền thống, mã này thay thế nhiều ký hiệu và hình dạng khác nhau bằng các âm thanh khác nhau, tạo thêm một lớp phức tạp. Thiết kế chi tiết này khiến cho các nhà giải mã hiện đại hầu như đều bó tay.
Một trong nhiều danh pháp được sử dụng để mã hóa Mật mã vĩ đại.
Giải thành công loại mật mã tưởng như không thể bẻ khóa: Mật mã Vĩ Đại
Trong nhiều thế kỷ, mật mã Vĩ Đại khiến biết bao nhà mật mã danh tiếng phải vò đầu bứt tai. Tuy nhiên, bí ẩn bắt đầu được làm sáng tỏ vào cuối thế kỷ 19 khi Étienne Bazeries, một sĩ quan quân đội Pháp rất quan tâm đến mật mã, chấp nhận thử thách phá giải nó. Sau ba năm nỗ lực không ngừng nghỉ, Bazeries đã giải mã thành công mật mã Vĩ Đại vào đầu những năm 1890, tiết lộ bí mật ẩn giấu trong các mẫu phức tạp của nó. Thành tựu này mang tính đột phá trong lịch sử giải mã của nhân loại.
Việc bẻ khóa Mật mã vĩ đại mang lại khả năng truy cập chưa từng có vào thông tin liên lạc bí mật của các quốc vương, nhà ngoại giao và lãnh đạo quân sự Pháp. Từ đó hiểu được bối cảnh địa chính trị của châu Âu thế kỷ 17 và làm sáng tỏ mối quan hệ đa chiều giữa các cường quốc châu Âu.

Chiếc ổ khóa chống trộm, chuyên gia mất 16 ngày để cạy
Khóa Bramah là một biểu tượng cho sự bảo mật tuyệt vời và được tuyên bố là không bị trộm cắp ngay cả khi đã bị mở ra.

Những thiên tài thuận tay trái
Không ít cô cậu học trò phải khổ sở vì bị bố mẹ và cô giáo bắt tập viết tay phải. Thực ra, có nhiều danh nhân là người thuận tay trái, như hoàng đế Pháp Napoleon, nữ hoàng Victoria, Chủ tịch Cuba Fidel Castro...

Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”
Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng quan sát các thiên thể, chứng minh và phát triển thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ của Côpecnich. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến th&a

Những thiên tài tự học "đỉnh" nhất mọi thời đại
Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.

Thần đồng có IQ cao hơn Albert Einstein: Thiên tài Toán học, quá khứ từng bị cho thôi học vì quá thông minh
Chắc hẳn nhiều người sẽ phải "toát mồ hôi" khi tìm hiểu về cuộc đời của Đào Triết Hiên.

Cuộc sống lập dị của 11 thiên tài thế giới
Các thiên tài thường có tính cách rất quái dị. Một vài người trong số họ có những thói quen lập dị như sơn móng tay màu hồng, sống phiêu bạt, không ăn đậu,... để tìm kiếm tri thức và theo đuổi những ý tưởng vĩ đại.
