Hệ thống miễn dịch bị phá hủy vì quá sạch sẽ?
Chính việc việc giữ gìn vệ sinh quá kỹ hay lối sống sống quá sạch sẽ được cho là có liên quan đến sự gia tăng đáng báo động của các bệnh tự miễn dịch và dị ứng ở các nước phương Tây, theo giáo sư Barbara Fazekas de St Groth, làm việc tại Viện Nghiên cứu Centenary, Sydney, Úc. Nhưng câu trả lời cho tình thế khó xử này có thể nằm trong ruột của chúng ta.
Trong một bài báo đăng trên Tạp chí The Conversation, Giáo sư Fazekas de St Groth, viết về việc gắn kết các bằng chứng về "giả thuyết vệ sinh": Một lý thuyết cho thấy mối liên kết giữa việc gia tăng mức sống và các bệnh liên quan đến miễn dịch như dị ứng, bệnh tiểu đường loại 1 và bệnh đa xơ cứng.
![]() |
Giáo sư Barbara Fazekas de St Groth đã tìm thấy bằng chứng ủng hộ "Giả thuyết vệ sinh" |
"Chúng tôi không biết chính xác lý do tại sao các bệnh này tiếp tục tăng mặc dù mức sống được cải thiện. Nghiên cứu này cho thấy nguyên nhân gia tăng của các bệnh liên quan đến miễn dịch, nhưng chúng tôi vẫn chưa khám phá ra các vi sinh vật cụ thể nào đóng vai trò chủ đạo gây ra các chứng bệnh này".
"Một cách để thu hẹp lĩnh vực rất lớn của các yếu tố gây bệnh, có thể là cách tiếp cận vấn đề từ điểm cuối. Bởi sự hiểu biết sâu hơn về hệ miễn dịch và làm thế nào các yếu tố môi trường, vệ sinh có thể thay đổi chức năng của hệ miễn dịch của cơ thể."
Giáo sư Fazekas de St Groth tuyên bố rằng, sự phát hiện của một nhóm nhỏ, nhưng hoàn toàn cần thiết của các tế bào T, trong hệ thống miễn dịch là rất quan trọng: Các tế bào T ức chế hay còn gọi chung là tế bào T điều hòa (hoặc Tregs), điều khiển phản ứng miễn dịch không mong muốn, chẳng hạn như các dị ứng và các bệnh tự miễn dịch.
"Các tế bào T điều hòa (Tregs) được phân bố khắp cơ thể, đặc biệt là tại các vị trí có thể sẽ gặp phải vi khuẩn gây bệnh. Nơi quan trọng nhất là đường ruột, nơi túc trực của hơn 90% các tế bào miễn dịch của cơ thể."
"Ràng buộc này hoàn toàn khớp với giả thuyết vệ sinh vì nó giải thích làm thế nào một sự kiện truyền nhiễm bệnh, xảy ra lần đầu trong cuộc sống (trong đường ruột) có thể tạo ra một hiệu ứng lâu dài trên hệ thống miễn dịch."
Giáo sư Fazekas de St Groth phát biểu: Chúng tôi chỉ mới bắt đầu hiểu được vi khuẩn đường ruột, nhiều vi khuẩn đường ruột không thể được nuôi cấy và chúng chỉ được phát hiện bằng cách xác lập trình tự ADN.
Hiện nay, trong một nỗ lực lập trình tự của "chương trình cộng đồng vi sinh vật ở người (bao gồm: vi khuẩn, vi rus và nấm)", cũng giống như chương trình giải mã bộ gen người, sẽ là nền tảng, cho các nghiên cứu sâu hơn nữa để hiểu được cơ chế hoạt động của các vi khuẩn đường ruột.
"Mối quan tâm chính hiện nay là liệu các kết quả nghiên cứu mới có đến kịp thời, nhằm bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên ở đường ruột của chúng ta trước khi quá muộn".

Chết não và cái chết của con người
Chết não là gì? Chết não có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây chết não là gì? Chết não có cứu chữa được không? Cùng tìm hiểu về những vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Những lý do nên dùng cà chua
Cà chua thường xuyên xuất hiện trong căn bếp của mọi nhà và được dùng để chế biến rất nhiều món ăn. Nhưng lợi ích, tác dụng tuyệt vời của loại quả này cũng như cách ăn nó sao cho tốt nhất thì không phải ai cũng biết.

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người
Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Con cái “giống” bố hay mẹ?
Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.
