Hệ thống truyền điện mặt trời từ không gian về Trái đất

Viện Công nghệ California sẽ phóng phiên bản thử nghiệm của hệ thống sản xuất điện mặt trời trong không gian và truyền điện không dây về Trái đất trong tháng 1 năm nay.


Mô phỏng hệ thống thử nghiệm sản xuất điện mặt trời trong không gian. (Ảnh: Caltech).

Dự án Điện mặt trời không gian của Viện Công nghệ California (SSPP) sẵn sàng để đưa hệ thống thử nghiệm đầu tiên lên quỹ đạo nhằm kiểm tra công nghệ mới giúp biến giấc mơ khai thác năng lượng trong vũ trụ thành hiện thực. Hệ thống thử nghiệm nặng 50 kg sẽ được triển khai từ tàu vũ trụ Momentus Vigoride bay trên tên lửa đẩy của SpaceX trong tháng 1/2023, bao gồm 3 bộ phận chính là thí nghiệm Deployable on-Orbit ultraLight Composit (DOLCE), thí nghiệm Microwave Array for Power-transfer Low-orbit (MAPLE) và bộ 22 loại pin quang năng mang tên ALBA.

Các nhà khoa học sẽ kiểm tra 3 thách thức chính đối với năng lượng mặt trời trong vũ trụ là triển khai, hiệu quả và truyền không dây về Trái đất. ALBA và thí nghiệm MAPLE sẽ cần thời gian để sẵn sàng. Thí nghiệm DOLCE dùng để kiểm tra pin quang năng và triển khai siêu cấu trúc của hệ thống, sẽ diễn ra đầu tiên và nhanh chóng.

Việc mở siêu cấu trúc của hệ thống là thao tác phức tạp, tương tự triển khai Kính viễn vọng Không gian James Webb vào tháng 1/2022. DOLCE cũng sẽ kiểm tra một số công nghệ mới lần đầu tiên trong vũ trụ như giàn ăngten định pha. Thí nghiệm này sử dụng thế hệ vật liệu composite siêu mỏng mới nhất để đạt hiệu suất đóng gói và độ linh hoạt chưa từng có.

Khai thác điện mặt trời trong không gian không phải ý tưởng mới nhưng rất lý thú. Khác với điện mặt trời trên mặt đất, vệ tinh trong vũ trụ có thể tránh những hạn chế thường gặp như bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết và chu kỳ ngày - đêm kéo dài.

Một thách thức lớn là nâng bộ pin quang năng nặng 50 kg lên độ cao hàng trăm kilomet phía trên bề mặt Trái đất. ALBA sẽ kiểm tra dạng thu thập năng lượng mặt trời hiệu quả nhất để các nhà nghiên cứu Caltech xác định công nghệ hứa hẹn giúp sản xuất năng lượng trong không gian trở nên khả thi về mặt kinh tế.

Chướng ngại vật lớn khác mà thí nghiệm MAPLE sẽ kiểm tra là đưa điện từ vệ tinh trong không gian về Trái đất. Theo Ali Hajimiri, đồng giám đốc dự án SSPP, giáo sư kỹ thuật điện ở Caltech, toàn bộ thiết bị với các bộ phận truyền phát và chip điện tử truyền điện không dây đều được thiết kế từ đầu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Tháng 1 năm 2023:

Tháng 1 năm 2023: "Bạn của loài người tuyệt chủng" trở lại sau 50.000 năm

Trên bầu trời Trái Đất tháng 1-2023, lần đầu tiên sau 50.000 năm, một vật thể ma quái có thể được loài người nhìn thấy rõ bằng mắt thường.

Đăng ngày: 20/02/2025
James Webb chụp được

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng

Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Đăng ngày: 18/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Bão tuyết lộn ngược tạo nên

Bão tuyết lộn ngược tạo nên "Trái đất phiên bản ngoài hành tinh"

Các nhà khoa học vừa giải mã bí ẩn về lớp vỏ băng của Europa, mặt trăng sao Mộc mà NASA tin tưởng là có sự sống.

Đăng ngày: 17/02/2025
Cách để

Cách để "thức cả đêm" mà không mệt mỏi theo kinh nghiệm của NASA

Các phi hành gia lẫn vô số chuyên gia, kỹ sư của NASA thường xuyên phải làm việc trong điều kiện căng thẳng và đây là cách để họ vượt qua cơn buồn ngủ.

Đăng ngày: 16/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News