Máy bay vũ trụ siêu thanh tích hợp khoang ở tự phồng

Máy bay Dream Chaser của công ty Sierra Space trang bị khoang ở có thể mở rộng với kích thước tương đương tòa nhà 3 tầng.

Công ty khởi nghiệp Sierra Space ở Colorado, Mỹ, đang phát triển Dream Chaser như một phần trong kế hoạch trở thành nhà phát triển bất động sản lớn nhất trong không gian cùng với Blue Origin. Theo dự kiến, máy bay Dream Chaser sẽ tiến hành nhiệm vụ chở người đầu tiên vào năm 2026. Máy bay siêu thanh này có thể tái sử dụng khoảng 15 lần, chở 5.440kg hàng hóa hoặc 12 hành khách.


Thiết kế của máy bay Dream Chaser. (Ảnh: Sierra Space).

Công ty hàng không vũ trụ Blue Origin của nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos hợp tác với Sierra Space trong dự án trạm vũ trụ thương mại Orbital Reef. Hai công ty gần đây phóng nguyên mẫu module của trạm vũ trụ trong chiến dịch thử nghiệm. Orbital Reef, một trong những trạm tư nhân thay thế Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) bao gồm khách sạn vũ trụ, nhà hàng, cơ sở nghiên cứu dành cho các công ty và nhà khoa học. Sau khi trạm hoạt động trên quỹ đạo vào năm 2027, người dân có thể di chuyển lên trạm bằng máy bay vũ trụ siêu thanh mang tên Dream Chaser.

Ngoài chở khách tới Orbital Reef, Dream Chaser cũng chở hàng hóa và phi hành đoàn tới trạm ISS theo hợp đồng trị giá 3 tỷ USD với NASA. Hợp đồng nằm trong sáng kiến của NASA nhằm giảm phụ thuộc vào SpaceX, công ty Mỹ duy nhất hiện nay có thể đưa phi hành gia lên ISS.

Dream Chaser sẽ ngắn hơn 4 lần so với tàu con thoi của NASA với chiều dài tổng cộng hơn 9m. Tuy nhiên, máy bay sẽ bao gồm Môi trường linh hoạt tích hợp lớn (LIFE). Đây là nơi ở tự phồng có thể mở rộng tới đường kính 8,2m, tương đương một tòa nhà 3 tầng. Chất liệu mềm của LIFE có thể làm chệch hướng thiên thạch nhỏ và các mảnh rác vũ trụ khác.

Kích thước tương đối nhỏ của máy bay vũ trụ cũng mang lại lợi thế lớn. Phương tiện có thể hạ cánh trên bất kỳ đường băng nào có thể chứa máy bay Boeing 747 hoặc Airbus A380. Mục tiêu dài hạn của công ty là để Dream Chaser hạ cánh trên đường băng thương mại ở sân bay quốc tế. Sierra Space cũng đang xây dựng mạng lưới cảng vũ trụ cho Dream Chaser, bao gồm Spaceport America ở New Mexico, Cornwall, Anh, và Oita, Nhật Bản. Sau khi hoạt động, Dream Chaser có thể bay tới trạm Orbital Reef ở quỹ đạo thấp trong thời gian 3 ngày.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 19/05/2025
Vật thể tuyệt đẹp chúng ta hay ngắm là kẻ

Vật thể tuyệt đẹp chúng ta hay ngắm là kẻ "ăn thịt" hành tinh?

Những hành tinh xấu số và hành động gây rùng mình của các vì sao rực rỡ nhất trên bầu trời đêm vừa được khám phá bởi các nhà khoa học Mỹ.

Đăng ngày: 19/05/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 19/05/2025
Ba công nghệ mới của NASA có thể hiện thực hóa khả năng du hành liên sao

Ba công nghệ mới của NASA có thể hiện thực hóa khả năng du hành liên sao

Từ Phòng thí nghiệm Phản lực Đẩy, những bộ óc kỳ tài đang mang trong mình những suy nghĩ vượt lẽ thường, hy vọng đưa tầm với của con người ra ngoài Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 19/05/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 18/05/2025
Bí ẩn

Bí ẩn "mặt trăng bị cháy xém" trong ảnh chụp của tàu NASA

Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân cực Bắc Charon - mặt trăng của Sao Diêm Vương - nhuốm màu đỏ nâu ma quái.

Đăng ngày: 17/05/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 17/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News