Hiện tượng gió trên Kim Tinh

Có một điều ai cũng biết rằng đó là gió trên Kim Tinh cực nhanh và mạnh. Hiện tại, tàu thăm dò Venus Express của ESA lần đầu tiên xây dựng một hình ảnh 3 chiều về gió cho cả một vùng bán cầu.

Tàu Venus Express đi một quĩ đạo thuận lợi quanh hành tinh này và một bộ công cụ duy nhất. Tàu có khả năng để quan sát kĩ lưỡng những lớp khí quyển dày và có được một hình thành thật sự trên hành tinh này.

Vệ tinh này liên tục theo dõi hành tinh này từ 2006, và các nhà khoa học bây giờ có đủ dữ liệu để bắt đầu xây dựng một bức tranh hoàn chỉnh về hiện tượng trong khí quyển của Kim Tinh.

Máy đo quang phổ VIRTIS đang nghiên cứu những lớp mây dày đặc phủ quanh Kim tinh, và thu thập dữ liệu về gió. Khu vực được nghiên cứu trải dài từ độ cao 45 đến 70 km phía trên bề mặt và phủ cả bán cầu nam đến xích đạo.

Đó là vị trí mà vệ tinh thăm dò đạt được vị trí cao nhất trong quĩ đạo của mình (khoảng 66000km), cho phép các công cụ có thể thu thập dữ liệu toàn cảnh.

Hiện tượng gió trên Kim Tinh

Hình ảnh mô phỏng quá trình tuần hoàn của gió trên Sao Kim.

Agustin Sanchez-Lavega, từ Universidad delPais Vasco tại Bilbao, Tây Ban Nha, dẫn đầu nhóm nghiên cứu về thiết lập bản đồ gió 3 chiều với dữ liệu từ những năm quan sát đầu tiên của VIRTIS. "Chúng tôi tập trung vào những đám mây và sự chuyển dịch của chúng. Việc theo dõi chúng trong thời gian dài mang lại cho chúng tôi thông tin chính xác về tốc độ gió mà làm cho mây di chuyển theo và sự thay đổi của gió nữa", ông cho hay.

Việc quan sát những đám mây của các độ cao khác nhau là khả thi khi công cụ này có khả năng nhìn xuyên qua các chướng ngại. "VIRTIS hoạt động ở các bước song khác nhau, mỗi bước sóng sẽ nhìn xuyên qua các tầng mây đến một độ cao khác", Ricardo Hueso cũng từ Universidad, đồng tác giả của nghiên cứu này cho biết thêm.

"Chúng tôi đã nghiên cứu ba lớp khí quyển và đã theo dõi sự chuyển động của hàng trăm đám mây ở mỗi tầng như vậy. Điều này chưa được thực hiện trước đây trên phạm vi rộng lớn".

Tổng cộng nhóm đã theo dõi 625 đám mây tại độ cao 66km, 662 tại độ cao 61 km, và 932 tại độ cao 45-47km, vào ban ngày lẫn đêm. Những tâng mây đơn lẻ được chụp trong vòng một vài tháng khoảng 1-2 giờ mỗi lần.

"Chúng tôi đã biết được rằng giữa xích đạo và 50-55 độ nam, tốc độ gió thay đổi rất nhiều, từ khoảng 370 km/h ở đô cao 66km đến 210 km/h ở độ cao 45-47km", Sanchez-Lavega cho biết.

Sanchez và cộng sự thấy rằng tốc độ của gió khu vực phụ thuộc nhiều vào thời gian ở đó.

Sự khác biệt trong nhiệt lượng Mặt Trời đến Kim Tinh vào buổi sáng và chiều tối - gọi là hiệu ứng thủy triều Mặt Trời (solar tide effect) - ảnh hưởng đến động lực học của khí quyển rất lớn, làm cho gió thổi mạnh hơn vào lúc chiều tối.

Trung bình, gió có lại tốc độ ban đầu trong vòng 5 ngày, nhưng cơ chế hình thành chu kì này được được nghiên cứu thêm.

"VIRTIS sẽ tiếp tục cho những quan sát của mình, và trong vòng vài năm tới, chúng tôi hi vọng sẽ hiểu chính xác hơn nữa tính ổn định và thay đổi của gió tại những tần mây thấp và cao ra sao", kết luận bởi Giuseppe Piccioni từ viện thiên văn quốc gia tại Rome, Ý.

Bài do bạn đọc Trần Bá Hoàng Long cung cấp.
Email:
[email protected]

Từ khóa liên quan:

vũ trụ

hiện tượng

gió

sao Kim

kim tinh

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
4 sai lầm này nhỏ nhưng đã khiến NASA gặp thảm họa, thiệt hại cả tỷ đô

4 sai lầm này nhỏ nhưng đã khiến NASA gặp thảm họa, thiệt hại cả tỷ đô

Cuộc sống luôn có những sai lầm tồn tại, và sai lầm nào cũng khiến bạn mất đi một thứ gì đó.

Đăng ngày: 23/07/2018
Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng khoảnh khắc hiếm gặp giữa Mặt trời và Trái đất này. Khoảnh khắc hiếm gặp khi mặt trời nằm gọn trên đường chân trời, tỏa sáng hoàn hảo, lung linh nhất.

Đăng ngày: 22/07/2018
Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Tiến sĩ Denilso Camargo của Colégio Militar de Porto Alegre, Brazil phát hiện năm cụm sao cầu mới trong thiên hà Milky Way, được xem là chứa hàng trăm nghìn hoặc có thể là một triệu ngôi sao.

Đăng ngày: 22/07/2018
Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Trong năm 2018 này, chuyển động nghịch của sao Hỏa bắt đầu vào ngày 28/6 và theo hướng Tây sang Đông trên bầu trời mà chúng ta nhìn thấy.

Đăng ngày: 21/07/2018
MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

Các nhà du hành vũ trụ sẽ sử dụng một súng bắn tơ lấy cảm hứng từ loài nhện để kéo cơ thể từ điểm này sang điểm khác

Đăng ngày: 21/07/2018
Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Ngày 12/7/2018, tàu vũ trụ New Horizon có dịp khám sát qua bề mặt sao Diêm vương và công bố nhiều thông tin thú vị mới.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News