Hiện tượng hiếm: Trăng tròn trong thứ 6 ngày 13

Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, phải 35 năm nữa, chúng ta mới được chứng kiến hiện tượng Mặt trăng tròn vào đúng thứ 6 ngày 13.

Theo các nhà thiên văn học, một hiện tượng khá hiếm - trăng tròn (full moon) sẽ diễn ra vào "Ngày đen tối" (thứ 6 ngày 13). Cụ thể, thời điểm chính xác mà Mặt trăng tròn nhất là rạng sáng ngày 13/6.

Các nhà thiên văn đã đặt tên cho hiện tượng này là "Strawberry Moon" (tạm dịch: Mặt trăng dâu) hay "Honey Moon" (Trăng mật). Sở dĩ các nhà thiên văn đặt tên như vậy là bởi thời điểm hiện tại là mùa thu hoạch dâu tây của các bộ lạc Algonquin tính theo Niên lịch Old Farmer.

Đây được coi là một hiện tượng khá hiếm khi trăng tròn vào đúng thứ 6 ngày 13. Lần cuối cùng hiện tượng này xảy ra là vào 13/10/2000. Và theo tính toán của các nhà nghiên cứu, phải 35 năm nữa, sự kiện Mặt trăng tròn đúng ngày thứ 6 ngày 13 mới tiếp tục diễn ra (13/8/2049).

Nhiều người cảm thấy lo sợ khi sự kiện trăng tròn và thứ 6 ngày 13 diễn ra trùng nhau. Bởi từ trước đến nay, nhiều người vẫn tin rằng, trăng tròn sẽ khiến con người "hóa điên".

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn luôn khẳng định rằng, Mặt trăng có thể tác động như một ám hiệu đồng bộ giữa các cá thể, là một ám hiệu cho những thông số môi trường khác như thủy triều, nguồn thức ăn, hay đơn giản cho phép động vật sử dụng thị giác.


Ảnh: gschneiderphoto.com

Những hành vi mà nó tác động khá đa dạng, từ những quá trình dài hạn như sinh sản theo mùa, di cư hay phản ứng trực tiếp với mức độ chiếu sáng. Nhưng chưa có bằng chứng khoa học nào đủ thuyết phục chứng minh mối liên hệ giữa trăng tròn và sức khỏe con người.

Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu lại cảm thấy thích thú trước hiện tượng hiếm có này. Vì tính năm nhuận nên một năm có khoảng 365,25 ngày. Theo đó, trung bình Mặt trăng sẽ tròn khoảng 12,37 lần/ năm. Vì vậy, tỷ lệ phần trăm của một Mặt trăng tròn hoàn hảo sẽ là 3,39%.


Ảnh: markg.co.au

Với 7 ngày/tuần, tỷ lệ mà Mặt trăng rơi vào một ngày thứ 6 là 14,29%. Có 12 ngày 13 trong năm, tỷ lệ xác suất Trăng tròn vào đúng ngày 13 sẽ là 12/365,25 hay 3,29%.

Do đó, tỷ lệ đồng nhất ở cả 3 yếu tố: Mặt trăng tròn, thứ 6 và ngày 13 sẽ là 0,0159%. Từ đáy, các nhà nghiên cứu tính toán trung bình cứ 20 năm hoặc lâu hơn, hiện tượng trăng tròn vào đúng thứ 6 ngày 13 mới xuất hiện.

Các chuyên gia khẳng định, đây chỉ là xác suất trung bình. Đôi khi nó xảy ra thường xuyên hơn nhưng cũng có thể lâu hơn. Tuy vậy, hãy đón chờ sự kiện hiếm có này sẽ tiếp tục diễn ra vào thứ 6 ngày 13/8/2049.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Đăng ngày: 06/03/2025
Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Đăng ngày: 03/03/2025
Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.

Đăng ngày: 01/03/2025
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News