Hiện tượng kỳ quái trên vệ tinh Europa có thể tồn tại sự sống ngoài Trái đất

Nghiên cứu mới cho thấy các chùm tia nước phun trào trên Mặt trăng Europa của sao Mộc có thể xuất phát từ bên trong lớp vỏ băng giá thay vì đại dương của nó.

Kết luận này được nhóm nghiên cứu của NASA rút ra sau khi nghiên cứu dữ liệu từ tàu vũ trụ Galileo. Galileo kết thúc sứ mệnh thăm dò sao Mộc lịch sử vào năm 2003.

"Hiểu được những tia nước này đến từ đâu rất quan trọng để biết liệu các nhà thám hiểm Europa trong tương lai có thể có cơ hội thực hiện tìm kiếm sự sống từ không gian mà không cần thăm dò đại dương của Europa hay không", nhà nghiên cứu Gregor Steinbrügge tới từ Đại học Stanford cho hay.

Thay vì một lớp vỏ mỏng, băng tạo thành một tấm dày 19-25 km trên bề mặt vệ tinh Europa. Lớp vỏ này bao phủ lên một đại dương nước mặn.

Hiện tượng kỳ quái trên vệ tinh Europa có thể tồn tại sự sống ngoài Trái đất
Nghiên cứu cho thấy các chùm tia nước bắn ra từ lớp vỏ của Europa thay vì đại dương của nó. (Ảnh: Justice Blaine Wainwright)

Dù các nhà khoa học tin rằng phần đại đương của Europa tương đối ấm, lỏng, họ mới chỉ biết được rằng nó có thể được hình thành sau khi các khoáng chất bị phá vỡ bởi lực thủy triều hoặc phân rã phóng xạ.

Mô hình do các nhà nghiên cứu tạo ra nhờ dữ liệu của Galileo ở khu vực miệng núi lửa rộng 29km trên Europa có tên Manannán cho thấy, nước trên Europa biến thành băng ở giai đoạn sau của tác động, tạo ra các "túi nước" mặn hoặc nước mặn trong lớp vỏ.

"Mô hình cho thấy khi một túi nước mặn di chuyển đến trung tâm của Miệng núi lửa Manannán, nó bị mắc kẹt và bắt đầu đóng băng, tạo ra áp suất cuối cùng dẫn đến một chùm tia, ước tính cao hơn gần 2m”, Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA cho biết trong cùng một tuyên bố.

Theo ông Joana Voigt - đồng tác giả nghiên cứu, dù các chùm tia tạo ra do quá trình di chuyển các túi nước mặn không cung cấp cái nhìn sâu sắc về đại dương của Europa, phát hiện mới của nhóm nghiên cứu cho thấy bản thân lớp vỏ băng của Europa rất "năng động".

Tháng 8/2019, NASA thông báo khởi động sứ mệnh Europa Clipper về thám hiểm sâu Mặt Trăng Europa của Sao Mộc.

Sứ mệnh Clipper Europa của NASA sẽ tiến hành nghiên cứu xem liệu các điều kiện trên Mặt Trăng băng giá này có thích hợp cho sự sống hay không.

NASA đang nỗ lực hoàn thành tàu vũ trụ Europa Clipper để sẵn sàng phóng lên vũ trụ đầu năm 2023.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sao Mộc, sao Thổ lần đầu tiên tiếp cận siêu gần kể từ thời Trung cổ

Sao Mộc, sao Thổ lần đầu tiên tiếp cận siêu gần kể từ thời Trung cổ

Ngay sau khi Mặt trời lặn vào tối ngày 21 tháng 12 năm 2020, sao Mộc và sao Thổ sẽ xuất hiện gần nhau trên bầu trời đêm của Trái đất từ thời kỳ Trung cổ.

Đăng ngày: 26/11/2020
Trung Quốc phóng thành công tàu lấy mẫu vật Mặt trăng

Trung Quốc phóng thành công tàu lấy mẫu vật Mặt trăng

Tàu tự lái Hằng Nga 5 cất cánh 3h30 sáng ngày 24/11 theo giờ Hà Nội từ Trung tâm phóng vũ trụ Văn Xương ở tỉnh Hải Nam trên tên lửa Trường Chinh 5.

Đăng ngày: 25/11/2020
Chờ đón cảnh tượng hiếm thấy: Mặt trăng, sao Hỏa

Chờ đón cảnh tượng hiếm thấy: Mặt trăng, sao Hỏa "kề nhau" tối 26-11

Tối 26-11 (giờ Việt Nam), Mặt trăng và sao Hỏa sẽ tiến đến gần nhau trên bầu trời. Đây là cơ hội cho những người yêu thiên văn xác định được đâu là sao Hỏa trên trời đêm.

Đăng ngày: 25/11/2020
NASA phóng vệ tinh theo dõi mực nước biển dâng

NASA phóng vệ tinh theo dõi mực nước biển dâng

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đang lên kế hoạch phóng một vệ tinh theo dõi các tác động của biến đổi khí hậu trên các đại dương trên thế giới và thu th

Đăng ngày: 24/11/2020
NASA thử nghiệm hệ thống đẩy liên sao

NASA thử nghiệm hệ thống đẩy liên sao

Nhóm nghiên cứu ở Đại học Johns Hopkins đang kiểm tra công nghệ sử dụng nhiệt Mặt Trời để đẩy tàu vũ trụ tới rìa hệ sao và tiến vào không gian liên sao.

Đăng ngày: 24/11/2020
8 nước chi tiền chế tạo tàu kéo rác đầu tiên trong vũ trụ

8 nước chi tiền chế tạo tàu kéo rác đầu tiên trong vũ trụ

Tám quốc gia sẽ hỗ trợ xây dựng một phần của vệ tinh đầu tiên thế giới được thiết kế riêng để dọn rác trong vũ trụ bằng cách kéo chúng về bầu khí quyển Trái Đất để đốt.

Đăng ngày: 24/11/2020
Thiên hà

Thiên hà "hóa thạch" đâm vào dải Ngân Hà 10 tỷ năm trước

Thiên hà Heracles bị chôn vùi ở trung tâm dải Ngân Hà giúp hé lộ thêm thông tin về "ngôi nhà vũ trụ" của Trái đất vào thời sơ khai.

Đăng ngày: 23/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News