Hiện tượng kỳ thú: Sao Mộc và sao Kim "hôn nhau" trên bầu trời đêm, có thể nhìn thấy bằng mắt thường

Vào ngày 2-3/3 (giờ Việt Nam), Sao Mộc và Sao Kim sẽ xuất hiện cạnh nhau trên bầu trời đêm trong một sự kiện gọi là “giao hội”, có thể nhìn thấy bằng mắt thường mà không cần kính viễn vọng hay ống nhòm.

Hai hành tinh sáng chói này sẽ xuất hiện như thể chúng sắp va chạm vào nhau trên bầu trời đêm.


Một cuộc giao hội hành tinh bên cạnh mặt trăng lưỡi liềm.

Sao Mộc, hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời và sao Kim, một trong những vật thể sáng nhất trên bầu trời Trái đất, sẽ cách nhau khoảng nửa độ - hoặc cách nhau khoảng một độ rộng của mặt trăng tròn.

Trong nhiều tuần, hai ngôi sao này đã xích lại gần nhau hơn, hướng tới một hiện tượng gọi là “giao hội”, hiện tượng hai ngôi sao hoặc mặt trăng với ngôi sao nào đó xuất hiện gần nhau một cách bất thường.

Trên thực tế, hai hành tinh này cách xa nhau hàng triệu km. Chỉ từ vị trí của chúng ta trên Trái đất, chúng ta mới có thể nhìn thấy hai hành tinh này xuất hiện cùng lúc. Nhờ các mô hình quỹ đạo của Trái đất, sao Mộc và sao Kim đã có thể có những giao hội như thế này xảy ra mỗi năm một lần hoặc lâu hơn.

Không cần kính viễn vọng hoặc ống nhòm, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy hai hành tinh sáng. Chỉ cần nhìn về phía tây sau khi mặt trời lặn và chúng ta có thể nhìn thấy hai vật thể đang nhào lộn hiện rõ.

Sao Mộc và sao Kim sẽ trông giống như những ngôi sao đặc biệt sáng chói. Sao Mộc sẽ sáng gấp đôi sao Sirius, ngôi sao sáng nhất trên bầu trời, trong khi sao Kim sẽ sáng gấp sáu lần sao Mộc, theo Space.com.

Tuy nhiên, nếu những người quan sát bầu trời sử dụng ống nhòm thì có thể nhìn thấy sự “giao hội” của các hành tinh này tuyệt đẹp hơn và rõ hơn.

Theo In-The-Sky.org, hai hành tinh sẽ cách xa nhau một chút để có thể xuất hiện trong cùng một trường nhìn của kính viễn vọng. Nếu bạn không thể bắt gặp cảnh tượng này trên bầu trời, bạn có thể xem một buổi phát trực tiếp hiện tượng “giao hội”, được nhìn thấy từ Rome, nhờ Dự án Kính viễn vọng Ảo từ lúc 23h30 ngày 1/3.

Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), người Việt Nam sẽ được chiêm ngưỡng sự hội tụ của hai hành tinh Kim và Mộc vào ngày 2/3. Khoảng thời gian quan sát lý tưởng từ 18 - 19 giờ 30 phút tối.

Sao Kim hiện cách trái đất 80 triệu km, trong khi khoảng cách từ sao Mộc tới hành tinh của chúng ta là 885 triệu km.

Sao Kim và sao Mộc thường "gặp nhau" theo một chu kỳ là khoảng 398,88 ngày, tương đương với hơn 13 tháng. Tuy nhiên trong vòng 100 năm tới, sẽ chỉ có 24 lần giao hội như thế giữa hai hành tinh trên.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Đăng ngày: 11/05/2025
Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

Đăng ngày: 11/05/2025
Sự thật chết chóc về cách Trái đất có thể đã ra đời

Sự thật chết chóc về cách Trái đất có thể đã ra đời

Một Trái đất rộng rãi gấp đôi là điều không thể, bởi các nhà thiên văn vừa tìm thấy một sa mạc hành tinh tử thần.

Đăng ngày: 10/05/2025
Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ

Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"

Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News