Hổ - sư tử: 'Anh hùng nhất khoảnh'

Hổ là chúa sơn lâm ở châu Á. Sư tử thống trị châu Phi. Cả hai, theo phân loại của các nhà sinh học, đều thuộc họ mèo (Felidae). Xa xôi vạn dặm, chúng chẳng mấy khi gặp nhau, trừ khi được loài người đưa về sống chung trong các vườn quốc gia, khu vực bán hoang dã hoặc sở thú.

Hổ - sư tử: 'Anh hùng nhất khoảnh'

Cùng họ, khi gặp nhau, đôi khi chúng cũng ve vãn nhau, giao phối với nhau thành công và nếu không, các nhà sinh học cũng “ép duyên” chúng theo kiểu của mình, thụ tinh trong ống nghiệm.

Thế là những đứa con lai của hai “hoàng gia” ấy ra đời, làm phong phú thêm các thần dân trong vương quốc động vật.

Tên gọi của chúng là gì? Chưa đặt riêng trong từng ngôn ngữ nên sách vở đành dùng chung tiếng Anh, theo cách ghép vần đầu của tên bố trước với phần cuối của tên mẹ như sau:

Hổ - sư tử: 'Anh hùng nhất khoảnh'

Thế hệ lai thứ nhất là Liger và Tigon được nghiên cứu kỹ. Chúng mang theo một phần gen di truyền của mẹ và một phần của bố. Chúng có tiếng rống nửa của sư tử, nửa của hổ, chân dung rõ ràng một đứa con lai.

Chúng ta hãy xem hình dáng và vài tập tính của những hậu duệ của hai dòng họ nổi tiếng này.

1. Liger

Hổ - sư tử: 'Anh hùng nhất khoảnh'

Liger Hercule.

Hãy chiêm ngưỡng một liger, mang tên một lực sĩ trong thần thoại Hy Lạp là Hercule. Ba tuổi, nặng chừng 500kg, chú có dáng dấp của một con vật khổng lồ cổ đại hoặc một sản phẩm của kỹ xảo điện ảnh Hollywood. Đứng trên hai chân sau, vươn mình lên, Hercule “cao” đúng 3,5 met.

Để phục vụ một tấm thân to nhường ấy, mỗi ngày chú chén đúng một yến thịt, thường là thịt bò hoặc gia cầm.

Hổ - sư tử: 'Anh hùng nhất khoảnh'

Hercule.

Hercule là kết quả của mối tình ngẫu nhiên giữa một cặp “mèo lớn” sống chung tại chuồng thú của Viện Nghiên cứu những sinh vật lớn có nguy cơ tuyệt chủng cao tại Mianmi-Florida. Tiến sĩ Bhagavan Antle, Giám đốc Viện hài hước: “Chúng tôi không có ý định “tác thành” cho đôi trẻ. Chẳng là trong chuồng các cậu sư tử đực cứ tranh nhau ve vẫn một cô hổ cái và cô nàng đã xiêu lòng trước một chàng đẹp giai và lực lưỡng nhất nên chúng tôi vô tình có được “thằng cu” này.

Hổ - sư tử: 'Anh hùng nhất khoảnh'

Một "vận động viên" có hạng.

Hercule là một vận động viên có hạng, với thành tích chạy nước rút đạt tốc độ 50 km/h, Không những thế, cậu ta còn bơi rất giỏi. Tính chất này cậu ta giống mẹ vì “ông bố” quen sống nơi sa mạc mênh mông, vốn sợ nước. Trong thiên nhiên, hầu như không bao giờ thấy sư tử và hổ giao phối với nhau, không những thế còn là kẻ thù của nhau.

Song Hercule cũng không phải trường hợp duy nhất vì trước Thế chiến II, đã có một chú liger ra đời. Còn hiện nay, con số đó đã nhiều hơn hẳn.

2. Tigon

Con cái ra đời từ bố hổ và mẹ sư tử gọi là tigon (đôi khi, trong các tài liệu còn gọi là tion, tigron hoặc tiglon). Tigon hiếm gặp hơn liger nhiều vì những chàng hổ đực, chẳng biết vì quá tự hào về dòng dõi mà không đoái hoài đến sư tử cái hoặc mặc cảm về thân hình nhỏ con của mình so với “người tình” nên thiếu chủ động. Tuy nhiên các nhà tập tính học động vật lại đưa ra giả thuyết” cách ve vãn của hổ đực không đủ mạnh mẽ để làm sư tử cái xúc động (ngay cả khi sư tử cái đang ở thời kỳ động dục).

Về hình dáng, tigon khá giống với người anh em cùng lai như mình là liger, nhưng về kích thước, nếu liger to lớn hơn cả bố lẫn mẹ thì tigon lại thường nhỏ hơn cả hai “đấng sinh thành”, vì chúng “bị” thừa hưởng gen khống chế kích thước vốn có của sư tử mẹ. Trọng lượng trung bình của tigon chỉ vào khoảng 150kg. Bờm trên đầu tigon đực nhỏ và ngắn, chẳng giống lắm với bờm sư tử mà chỉ là một đám lông rậm rạp hơn một chú hổ bình thường, màu sắc giống với khoang cổ ông bố hổ của mình.

Hổ - sư tử: 'Anh hùng nhất khoảnh'

Cặp tigon sinh đôi này ra đời ngày 27 tháng 8 năm 2009 tại vườn thú tỉnh Hải Nam.

3. Thế hệ thứ ba

Những hậu duệ thế hệ thứ ba cũng bị chi phối bởi quy luật gen trội gen lặn của Di truyền học. Đó là hiện tượng bất dục (vô sinh) của các hậu duệ giống đực.

Nêu như tigon cái và liger cái có thể giao phối với hoặc hổ hoặc sư tử, để cho thế hệ thứ ba, những Ti-liger, Ti-tigon (có khuynh hướng giống hổ đến 75%) hoặc Li-tiger, Li-tigon (giống sư tử đến 75%), thì liger và tigon đực không có khả năng làm bố: chúng bị… tuyệt tự và chẳng bao giờ có “kẻ nối dõi”. Bảng trên đã cho thấy, bản gia phả của dòng họ kết thúc tại đây.

Tuổi thọ của những con vật lai cũng ngắn ngủi. Hơn nữa, chúng thường không khỏe mạnh, dễ mắc các bệnh tật, thậm chí cả bệnh ung thư...

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Theo Sputnik, dân làng ở Indonesia đã giúp giải cứu con trăn khổng lồ dài tới 10 mét trên đường Axis 10 dẫn đến thành phố Palopo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News