Hóa thạch 114 triệu năm tiết lộ "siêu dã thú" mới
Các nhà cổ sinh vật học hôm 9/10 công bố phát hiện một loài khủng long ăn thịt đầu bảng sinh sống từ kỷ Jura đến kỷ Phấn trắng muộn.
Hình ảnh phục dựng loài Siamraptor suwati. (Ảnh: Courthouse News).
Hộp sọ và một số mảnh xương còn sót lại của một loài khủng long ăn thịt khổng lồ chưa từng được biết tới đã được tìm thấy trong hệ tầng đá Khok Kruat ở đông bắc Thái Lan. Loài mới, được đặt tên Siamraptor suwati, từng là động vật săn mồi đứng ở đỉnh chuỗi thức ăn trước khi khủng long bạo chúa xuất hiện.
Siamraptor suwati được xác định thuộc phân bộ Khủng long chân thú. Các phân tích gene cho thấy chúng là thành viên cơ bản của nhóm khủng long ăn thịt Allizardoid, còn được gọi là Carcharodontizard, đại diện cho sự phân chia tiến hóa rất sớm từ phần còn lại của nhóm.
Hộp sọ khủng long Siamraptor suwati. (Ảnh: Phys).
Dựa trên kích thước hộp sọ và những mảnh xương được tìm thấy, các nhà khoa học ước tính S. suwati có chiều dài cơ thể gần 8m với hàm răng sắc nhọn như cá mập. Chúng là những kẻ săn mồi nhanh nhẹn nhờ cấu trúc xương nhẹ với nhiều túi khí bên trong. Bên cạnh đó, lồng xương sườn nhẹ còn cho phép chúng thở nhanh hơn và nhờ đó có thể chạy nhanh hơn.
Các nhà khoa học trước đây đã tìm thấy các loài Cararodontizard ở châu Mỹ, châu Phi và châu Âu nhưng đây là hóa thạch đầu tiên được phát hiện ở Đông Nam Á, cho thấy sự phân bố rộng khắp của chúng trên toàn thế giới. Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học từ Đại học Nakhon Ratchasima Rajabhat do Duangsuda Chokchaloemwong dẫn đầu đã được công bố trên tạp chí PLOS One.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ
Phân tích của nghiên cứu cho thấy lượng mưa hàng năm giảm mạnh và độ ẩm giảm đã góp phần gây ra hạn hán và chấm dứt nền văn minh Maya.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Những điều chưa biết về khủng long
Khủng long chính là 1 trong những sinh vật cổ đại nổi tiếng nhất trên Trái Đất, với vô vàn bí ẩn thú vị đang dần được khám phá đến tận ngày nay.

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Vì sao Trung Quốc chưa dám khai quật tiếp lăng mộ Tần Thủy Hoàng?
Theo Ancient Origins, 2.200 năm trước, hoàng đế Tần Thủy Hoàng là người đầu tiên thống nhất Trung Hoa, sau thời Chiến quốc khói lửa.
