Hóa thạch 66 triệu năm tuổi tiết lộ quái vật biển mới
Các nhà cổ sinh vật học phát hiện một loài thằn lằn biển khổng lồ có mõm giống cá sấu từng thống trị các đại dương trong kỷ Phấn trắng.
Nhóm nghiên cứu quốc tế do nhà cổ sinh vật học Catie Strong từ Đại học Alberta ở Canada dẫn đầu đã tìm thấy những mảnh xương hóa thạch hiếm của "quái vật biển" tại một mỏ phốt phát ở Maroc, nơi trước đây từng phát hiện hơn một chục loài thương long hay thằn lằn biển Mosasaurus khác.
Mô phỏng loài thương long Gavialimimus almaghribensis. (Ảnh: Tatsuya Shinmura).
Theo báo cáo trên tạp chí Systematic Paleontology hôm 7/10, loài thương long mới có tên khoa học là Gavialimimus almaghribensis, sống cách đây khoảng 66 - 72 triệu năm. Chúng có mõm dài, hẹp với những chiếc răng đan xen vào nhau giống như cá sấu.
"Chiếc mõm dài phản ánh loài thằn lằn biển này có khả năng thích nghi với một kiểu săn mồi chuyên biệt, hoặc một sự phân vùng thích hợp trong hệ sinh thái có quá đông những kẻ săn mồi khổng lồ cạnh tranh thức ăn, không gian và tài nguyên", Strong cho biết.
Mỗi loài thương long có thể tiến hóa để săn những con mồi cụ thể hoặc hình thành một phong cách săn mồi riêng biệt. Ví dụ, loài Globidens simplex có những chiếc răng to tròn, rất thích hợp để nghiền động vật có vỏ. Trong khi đó, cấu trúc mõm và hàm răng của G. almaghribensis sẽ giúp nó bắt những con cá di chuyển nhanh nhẹn.
Hóa thạch mõm của Gavialimimus almaghribensis. (Ảnh: Catie Strong).
Trong hơn một chục loài thương long được tìm thấy tại hệ sinh thái giống như biển nội địa ở Maroc, không phải tất cả đều phát triển kiểu săn mồi riêng. Một số loài cạnh tranh cùng con mồi, nhưng nhìn chung, sự khác biệt về giải phẫu đã mang đến những bằng chứng đáng tin cậy về giả thuyết phân vùng trong hệ sinh thái giữa các loài thằn lằn biển.
"Điều này cho thấy những loài động vật săn mồi sống trong cùng thời điểm, ở cùng một nơi có thể phân nhánh và đi theo con đường tiến hóa riêng của chúng để tồn tại cùng nhau", Strong nhấn mạnh.
Các nhà nghiên cứu không chắc chắn G. almaghribensis lớn đến mức nào nhưng riêng hộp sọ hóa thạch của nó đã dài gần 1m. Các loài Mosasaurus nói chung được biết đến là một trong những động vặt săn mồi lớn nhất dưới đại dương thời tiền sử. Chúng có thể phát triển tới chiều dài 18 m và nặng từ 15 đến 20 tấn.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ
Phân tích của nghiên cứu cho thấy lượng mưa hàng năm giảm mạnh và độ ẩm giảm đã góp phần gây ra hạn hán và chấm dứt nền văn minh Maya.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
