Hóa thạch kỷ Jura tiết lộ loài cá sấu mõm dài mới

Sau gần 250 năm khai quật, các nhà khoa học cuối cùng cũng xác định được danh tính của bộ xương cá sấu hóa thạch ở bang Bavaria.

Thị trưởng Johann Friedrich Bauder lần đầu tiên phát hiện hộp sọ cá sấu 180 triệu năm tuổi bên trong một mỏ đá ở bang Bavaria, miền nam nước Đức vào những năm 1770. Tuy nhiên, các nhà cổ sinh vật học gần đây mới xác định được hóa thạch thuộc về một loài cá sấu nước mặn cổ đại chưa từng được biết tới.

Hóa thạch kỷ Jura tiết lộ loài cá sấu mõm dài mới
Đồ họa mô phỏng loài Mystriosaurus laurillardi. (Ảnh: UPI).

Loài mới được đặt tên là Mystriosaurus laurillardi có chiều dài hơn 4m. Chúng là động vật săn mồi ven biển, sở hữu một chiếc mõm dài với rất nhiều răng nhọn, chủ yếu ăn cá và động vật có kích thước nhỏ. Giống như cá sấu nước mặn hiện đại, M. laurillardi có khả năng bơi từ đảo này sang đảo khác để đẻ trứng. Chúng cũng thường xuyên phơi nắng trên các bãi cát để làm ấm cơ thể.

Trước đây, M. laurillardi từng bị phân loại nhầm vào chi Steneosaurus bởi sự tương đồng trong hình dạng hộp sọ. Sau nhiều năm khai quật, với một hồ sơ hóa thạch đầy đủ hơn, nhóm nghiên cứu mới có thể xác định chính xác danh tính của loài bằng cách phân tích phát sinh chủng loại - nghiên cứu về lịch sử tiến hóa, phát triển và các mối quan hệ giữa các nhóm sinh vật.

"Làm sáng tỏ các hóa thạch phức tạp như Mystriosaurus là điều cần thiết nếu chúng ta muốn hiểu được sự đa dạng của cá sấu trong kỷ Jura", nhà nghiên cứu Mark Young từ Đại học Edinburgh cho biết. "Sự gia tăng đa dạng sinh học trong giai đoạn cách đây 200 - 180 triệu năm vẫn chưa được biết rõ".

Nghiên cứu do các nhà khoa học từ Đại học Edinburgh thực hiện, dẫn đầu bởi nhà cố vấn hóa thạch Sven Sachs, đã được công bố trên tạp chí Acta Palaeontologica Polonica vào tuần này. Dự án được hỗ trợ bởi Hiệp hội Palaeontographic, Quỹ tài trợ Leverhulme Trust và Hội đồng Nghiên cứu Kỹ thuật và Khoa học tự nhiên của Canada.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Người đàn ông sở hữu “Trung hoa đệ nhất sàng” gây chấn động giới đồ cổ

Người đàn ông sở hữu “Trung hoa đệ nhất sàng” gây chấn động giới đồ cổ

“ Trung hoa đệ nhất sàng” nặng 3 tấn, hiện được xem là chiếc giường hoàng cung ngự dụng duy nhất ở Trung Quốc, có nguồn gốc từ cuối triều đại nhà Thanh.

Đăng ngày: 13/09/2019
Người cổ đại tái chế các công cụ cách đây 500.000 năm

Người cổ đại tái chế các công cụ cách đây 500.000 năm

Khu vực nghiên cứu được cho là nơi tồn tại của loài người cổ đại Homo erectus và nền văn hóa của thời kỳ đồ đá Acheulian. Nền văn hóa này phổ biến tại các khu vực châu Phi, châu Âu và châu Á.

Đăng ngày: 13/09/2019
Phát hiện cổ vật 4.500 năm tuổi trong khe đá

Phát hiện cổ vật 4.500 năm tuổi trong khe đá

Thợ điện tình cờ tìm thấy lưỡi dao găm đồng và nhiều đồ gốm trong hang chôn cất của người cổ đại.

Đăng ngày: 13/09/2019
Phát hiện dấu chân người vùi dưới cát 80.000 năm

Phát hiện dấu chân người vùi dưới cát 80.000 năm

Hàng trăm dấu chân trẻ em gần bờ biển Normandy giúp hé lộ phần nào về chiều cao và cuộc sống của người cổ đại.

Đăng ngày: 12/09/2019
Phát hiện hoá thạch loài động vật biết bay lớn nhất từng sống trên Trái đất

Phát hiện hoá thạch loài động vật biết bay lớn nhất từng sống trên Trái đất

Hoá thạch một con khủng long mới được phát hiện với sải cánh rộng hơn một chiếc xe bus ở London là một trong những động vật biết bay lớn nhất từ ​​trước đến nay trên Trái Đất.

Đăng ngày: 11/09/2019
Hố chôn ghê rợn hé lộ màn thảm sát của đội quân Mông Cổ khi tấn công châu Âu

Hố chôn ghê rợn hé lộ màn thảm sát của đội quân Mông Cổ khi tấn công châu Âu

Các nhà nghiên cứu thực sự ám ảnh sau khi biết sự thật ẩn sau khu mộ tập thể chứa đầy xương cốt được phát hiện ở Nga.

Đăng ngày: 11/09/2019
Phát hiện chiếc ấn 2.600 tuổi tại thành cổ Jerusalem

Phát hiện chiếc ấn 2.600 tuổi tại thành cổ Jerusalem

Các nhà khảo cổ Israel đã tìm thấy một chiếc ấn có khắc những ký tự Do Thái cổ.

Đăng ngày: 11/09/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News