Hóa thạch tiết lộ loài cá mập ăn thịt đồng loại

Một loài cá mập săn mồi chưa từng được biết đến, có thể dài 6,7 m, được phát hiện qua bộ xương hóa thạch 91 triệu năm tuổi ở Kansas.

Loài mới được đặt tên là Cretodus houghtonorum từng sinh sống trong đại dương cổ Western Internal Seaway - vùng biển nội hải lớn, chia cắt Bắc Mỹ thành hai phần, tồn tại từ giữa đến cuối kỷ Phấn trắng (144 triệu đến 66 triệu năm trước). Chúng có chiều dài ước tính khoảng 5 - 5,7 m, lớn hơn một chút so với cá mập trắng ngày nay.

Bộ xương không hoàn chỉnh, bao gồm 134 chiếc răng, 61 đốt sống, 23 vảy tấm và một số mảnh vụn bị vôi hóa, được bảo quản bên trong một trầm tích lắng đọng ở bang Kansas, miền trung tây nước Mỹ. Hóa thạch được khai quật lần đầu tiên vào năm 2010 nhưng gần một thập kỷ qua bị nhầm lẫn là thuộc về một loài cá mập khác có tên Cretodus crassidens.

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu gần đây do Đại học DePaul ở Chicago dẫn đầu, các nhà cổ sinh vật học đã nhận ra sự khác biệt khi so sánh những chiếc răng cá mập ở Kansas với mẫu vật hóa thạch khác của loài Cretodus crassidens. "Thậm chí không có một chiếc răng nào giống nhau", Kenshu Shimada, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

Hóa thạch tiết lộ loài cá mập ăn thịt đồng loại
Một chiếc răng hóa thạch của cá mập Cretodus houghtonorum. (Ảnh: Fox News).

Các phân tích hóa thạch cho thấy Cretodus houghtonorum là loài săn mồi ăn thịt cả đồng loại. Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy những mảnh xương vây bị cắn vỡ của một con cá mập hybodont nhỏ hơn bên trong bụng của chúng.

Bên cạnh đó, Shimada cũng nhấn mạnh loài cá mập tiền sử này có thể dài tới 1,2m khi sinh ra. Kích thước lớn như vậy thường cho thấy hành vi ăn thịt đồng loại ngay từ trong bụng mẹ của cá mập con, tương tự như một số loài trong bộ Cá nhám thu ngày nay.

Là một phần quan trọng trong hệ sinh thái biển, hiểu biết về cá mập trong quá khứ và hiện tại không chỉ giúp đánh giá vai trò của chúng trong đa dạng sinh học mà còn giúp dự đoán những ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển nếu loài săn mồi lớn này tuyệt chủng trong tương lai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Dấu chân hóa thạch ở núi lửa Roccamonfina là của ai?

Dấu chân hóa thạch ở núi lửa Roccamonfina là của ai?

Đi xuống từ sườn núi lửa Roccamonfina ở miền Bắc nước Ý, là những dấu chân người từ lâu đã được coi là dấu chân của quỷ dữ, vì những dấu chân này bắt nguồn từ trên đỉnh của núi lửa bị nóng chảy.

Đăng ngày: 20/11/2019
Khôi phục lại kỹ thuật luyện sắt đã có cách đây 2000 năm

Khôi phục lại kỹ thuật luyện sắt đã có cách đây 2000 năm

Dựa trên phát hiện khảo cổ học về Triều đại Hán (Trung Quốc), các nhà khảo cổ Trung Quốc, Nhật Bản đã xây dựng một lò đứng và luyện thành công một con lợn sắt.

Đăng ngày: 20/11/2019
Bí mật 3.000 năm chôn giấu trong thanh kiếm cổ bằng đồng

Bí mật 3.000 năm chôn giấu trong thanh kiếm cổ bằng đồng

Một thanh kiếm 3.000 năm tuổi từ thời kỳ đồ đồng đầu tiên được khai quật ở Cộng hòa Séc đang được ca ngợi là một khám phá lớn vì nó ẩn chứa nhiều bí mật của lịch sử.

Đăng ngày: 20/11/2019

"Mũ bảo hiểm" làm từ hộp sọ hàng nghìn năm trước

Hai bộ hài cốt của trẻ sơ sinh vùng Salango được phát hiện đeo hộp sọ của đứa trẻ khác từ 2.100 năm trước.

Đăng ngày: 19/11/2019
Bí mật động trời hài cốt nữ “pháp sư” 7.000 năm tuổi

Bí mật động trời hài cốt nữ “pháp sư” 7.000 năm tuổi

Khi khai quật một ngôi mộ tại Skateholm, Thụy Điển, các chuyên gia tìm thấy hài cốt nữ "pháp sư" có niên đại khoảng 7.000 năm tuổi.

Đăng ngày: 19/11/2019
Phát hiện cách khủng long tồn tại với sự khắc nghiệt ở siêu lục địa Gondwana cổ đại

Phát hiện cách khủng long tồn tại với sự khắc nghiệt ở siêu lục địa Gondwana cổ đại

Các nhà khoa học vừa phát hiện một bộ sưu tập lông vũ hóa thạch tuyệt đẹp tiết lộ cách một số loài khủng long giữ ấm trong thời kỳ tồn tại siêu lục địa Gondwana cổ đại ở Nam bán cầu.

Đăng ngày: 19/11/2019
Bờ biển xói mòn hé lộ 6 hài cốt hàng trăm năm tuổi

Bờ biển xói mòn hé lộ 6 hài cốt hàng trăm năm tuổi

Hài cốt nằm ở vách đá sát biển và khó tiếp cận, nhiều khả năng thuộc về những nạn nhân đắm tàu.

Đăng ngày: 18/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News