Hóa thạch tiết lộ quái vật có họ hàng với khủng long bạo chúa

Các nhà cổ sinh vật học công bố phát hiện một loài khủng long săn mồi cỡ lớn từng thống trị hòn đảo Wight cách đây 115 triệu năm.

Bốn mảnh xương rời rạc ở cổ, lưng và đuôi của con vật được tìm thấy trong ba cuộc khám phá riêng biệt vào năm 2019 trên bãi biển Shanklin, nhưng gần đây mới được phân tích bởi các chuyên gia từ Đại học Southampton của Anh.

Hóa thạch tiết lộ quái vật có họ hàng với khủng long bạo chúa
Hóa thạch khủng long chân thú mới được tìm thấy ở Anh. (Ảnh: PA).

Dựa trên một số đặc điểm độc đáo của hóa thạch như sự hiện diện của các hốc lớn chứa không khí, nhóm nghiên cứu xác nhận mẫu vật thuộc về một loài khủng long chân thú chưa từng được biết đến, có liên quan tới khủng long bạo chúa T-rex và các loài chim hiện đại ngày nay.

Theo mô tả trên tạp chí Papers in Palaeontology, loài mới được đặt tên là Vectaerovenator inopinatus, sống cách đây khoảng 115 triệu năm trong kỷ Phấn trắng và ước tính dài tới 4m. Các túi khí đóng vai trò như phần mở rộng của phổi, cung cấp nhiên liệu giúp hệ hô hấp hoạt động hiệu quả hơn và đồng thời làm cho bộ xương nhẹ hơn.Hóa thạch tiết lộ quái vật có họ hàng với khủng long bạo chúa

Hóa thạch tiết lộ quái vật có họ hàng với khủng long bạo chúa
Hình ảnh phục dựng loài Vectaerovenator inopinatus. (Đồ họa: Alamy).

"Rất hiếm hóa thạch khủng long được tìm thấy trên bãi biển Shanklin", trưởng nhóm nghiên cứu Chris Barker từ Đại học Southampton nhấn mạnh. "Có khả năng những con Vectaerovenato inopinatus đã sống ở khu vực phía bắc nơi bộ xương hóa thạch được khai quật".

Đến nay, các nhà khoa học mới biết rất ít về các loài khủng long chân thú ở châu Âu trong kỷ Phấn trắng. Phát hiện mới bởi vậy đã bổ sung những thông tin giá trị về sự đa dạng của các loài khủng long sinh sống ở thời kỳ này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiều người châu Á mang

Nhiều người châu Á mang "dấu ấn may mắn" vì tổ tiên hôn phối khác loài

Nếu bạn sống ở Trung Á, Nam Á hoặc châu Âu, bạn có thể may mắn mang những biến thể di truyền quý giá của loài người chiến binh tuyệt chủng Neanderthals nhờ cuộc hôn phối khác loài của tổ tiên hàng chục ngàn năm trước.

Đăng ngày: 13/08/2020

"Xẻ" công viên xây nhà, lọt vào "thế giới ma" mất tích 1.600 năm trước

Một dự án nhà ở tại Anh đã biến thành cuộc khai quật khảo cố kéo dài suốt nửa năm, vì các công nhân đã lọt ngay vào một thế giới công nghiệp đáng kinh ngạc cuối thời La Mã.

Đăng ngày: 13/08/2020
Tương tự con người, một số loài khủng long ban đầu cũng bò rồi mới chuyển sang đi bằng 2 chân

Tương tự con người, một số loài khủng long ban đầu cũng bò rồi mới chuyển sang đi bằng 2 chân

Chuyển từ bò sang đứng và tập đi bằng 2 chân là một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất đánh dấu bước trưởng thành của đứa trẻ.

Đăng ngày: 13/08/2020
Bí mật về mũi tên tẩm thuộc độc ra đời cách đây hơn 70.000 năm

Bí mật về mũi tên tẩm thuộc độc ra đời cách đây hơn 70.000 năm

Mũi tên tẩm thuốc độc từng được làm ra cách đây hơn 70.000 năm sử dụng chất độc từ thực vật và cả động vật như ếch, thằn lằn …

Đăng ngày: 12/08/2020
Rhamphorhynchus: Loài thằn lằn bay

Rhamphorhynchus: Loài thằn lằn bay "tí hon" sở hữu hàm răng của tử thần

Rhamphorhynchus, là một chi thằn lằn có cánh đuôi dài sống vào kỷ Jura, chúng sở hữu răng giống kim khâu và hướng về phía trước.

Đăng ngày: 12/08/2020
Phát hiện ra dấu vết hóa học ADN trong hóa thạch khủng long 75 triệu năm tuổi

Phát hiện ra dấu vết hóa học ADN trong hóa thạch khủng long 75 triệu năm tuổi

Các phân tử DNA không ổn định và không thể được lưu trữ trong một thời gian dài. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm thấy dấu vết của mô sụn, protein, nhiễm sắc thể và dấu vết hóa học DNA trong hộp sọ khủng long từ thời kỳ kỷ Phấn trắng cách đây 75 triệu năm.

Đăng ngày: 11/08/2020
Phát hiện báu vật 3.000 năm tuổi từ thời Đồ Đồng

Phát hiện báu vật 3.000 năm tuổi từ thời Đồ Đồng

Một chuyên gia dò tìm kim loại đã “run lên vì vui sướng” sau khi phát hiện một kho đồ tạo tác thời kỳ đồ đồng ở biên giới Anh - Scotland.

Đăng ngày: 11/08/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News