Hoảng hốt với những sinh vật có hình thù kì dị nhất thời tiền sử

Hẳn bạn đã quá quen thuộc với nhiều sinh vật có hình thù độc đáo đang tồn tại trên hành tinh này. Tuy nhiên có bao giờ bạn tự hỏi độ "kì dị" của chúng sẽ như thế nào nếu quay ngược về thời tiền sử? Danh sách dưới đây sẽ trả lời cho bạn điều đó. Tất nhiên, tất cả chúng đều không còn được tìm thấy ở thời điểm hiện tại nữa (ngoại trừ hình dạng hóa thạch của chúng).

Deinocheirus

Hoảng hốt với những sinh vật có hình thù kì dị nhất thời tiền sử
Deinocheirus là thành viên lớn nhất của nhóm ornithomimosaurs - nhóm khủng long có vẻ ngoài tương đồng với loài đà điểu hiện đại.

Các phân tích cho thấy Deinocheirus là thành viên lớn nhất của nhóm ornithomimosaurs - nhóm khủng long có vẻ ngoài tương đồng với loài đà điểu hiện đại. Tuy nhiên loài vật này lại có nhiều đặc điểm độc đáo chưa từng thấy trong các loài khác thuộc nhóm ornithomimosaurs, chẳng hạn như phần mõm dài không có răng và một cái bướu to trên lưng. Chúng có chiều dài ước tính khoảng 11m, đứng cao trên 5m và có cân nặng khoảng 7 tấn.

Deinotherium

Hoảng hốt với những sinh vật có hình thù kì dị nhất thời tiền sử
Loài Deinotherium có hình dáng giống voi ngày nay nhưng to lớn hơn và đặc biệt có cặp ngà mọc ở cằm.

Loài Deinotherium có hình dáng giống voi ngày nay nhưng to lớn hơn và đặc biệt cặp ngà mọc ở cằm được chúng sử dụng trong việc đào đất để lấy rễ cây và củ quả. Ngoài ra Deinotherium cũng có một chiếc vòi tương đối ngắn so với những loài voi khác. Với chiều cao từ 12-15 feet (tương đương 3,6m – 4,6m), loài động vật này được xem là một trong những loài thú có vú to lớn nhất từng sống trên cạn.

Nyctosaurus

Hoảng hốt với những sinh vật có hình thù kì dị nhất thời tiền sử
Nyctosaurus là loài duy nhất không có vuốt ở gần cánh.

Loài thằn lằn bay này là loài duy nhất không có vuốt ở gần cánh. Bù lại, nó gây ấn tượng với một chiếc mào khổng lồ trông như sừng, lớn hơn cả mào của những loài thằn lằn bay khác. Nhiều người cho rằng chiếc mào này chính là một lớp mô mỏng như vải nằm giữa các miếng sừng, đóng vai trò như cánh buồm giúp tăng khả năng bay của chúng. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu lại phát hiện nó thực sự làm suy yếu khả năng bay, do vậy chiếc mào chỉ đơn giản là một cái sừng quái dị mà thôi.

Pterodaustro

Hoảng hốt với những sinh vật có hình thù kì dị nhất thời tiền sử
Loài thằn lằn bay Pterodaustro sở hữu bộ răng kì lạ giống như tấm sừng dưới hàm của một vài loài cá voi.

Loài thằn lằn bay Pterodaustro sở hữu bộ răng kì lạ giống như tấm sừng dưới hàm của một vài loài cá voi. Bộ răng này được chúng dùng để ăn những sinh vật biển nhỏ, cũng tương tự như cách loài hồng hạc ăn tôm biển. Có lẽ do hồng hạc có được màu hồng nhạt từ thức ăn, nên cũng dễ hiểu tại sao Pterodaustro cũng có màu như vậy.

Stethacanthus

Hoảng hốt với những sinh vật có hình thù kì dị nhất thời tiền sử
Stethacanthus có ngoại hình khá tương đồng so với loài cá mập hiện đại.

Mặc dù có ngoại hình khá tương đồng so với loài cá mập hiện đại nhưng Stethacanthus vẫn gây khiếp sợ với các vây lưng kì dị cùng những cụm gai nhỏ mọc trên đó và mọc cả trên đầu của chúng. Chiếc vây này có thể đã được sử dụng để ve vãn bạn tình hoặc để phòng thủ.

Therizinosauridae

Hoảng hốt với những sinh vật có hình thù kì dị nhất thời tiền sử
Therizinosauridae thuộc nhóm khủng long chân thú.

Đây là một chủng loài kì lạ, bí ẩn thuộc nhóm khủng long chân thú. Chúng nổi bật với chiếc cổ dài và bộ móng vuốt to lớn có thể đạt 1 mét ở nhiều cá thể. Tuy nhiên không giống như những loài khủng long chân thú khác, chúng là động vật ăn cỏ, một số còn có thể thêm bộ cánh.

Epidexipteryx

Hoảng hốt với những sinh vật có hình thù kì dị nhất thời tiền sử
Loài Epidexipteryx không có cánh mà lại có tới 4 chiếc lông đuôi.

Đây là một thành viên thuộc nhóm khủng long Scansoriopterygidae không có cánh mà lại có tới 4 chiếc lông đuôi. Những chiếc lông này dường như được chúng sử dụng để phô trương bản thân. Epidexipteryx là một trong những loài khủng long nhỏ nhất vì con trưởng thành chỉ có thể đạt tới chiều cao khoảng 10 inches (khoảng 25cm) không tính lông đuôi, tức bằng kích thước của chim bồ câu ngày nay.

Tanystropheus

Hoảng hốt với những sinh vật có hình thù kì dị nhất thời tiền sử
Tanystropheus sở hữu chiếc cổ dài tới 3m.

Loài lưỡng cư sống vào kỉ Triat có chiều dài khoảng 20 feet (khoảng 6 mét) và có chiếc cổ dài tới 10 foot (khoảng 3m). Nhiều bằng chứng đã khẳng định đây là loài bò sát ăn cá bởi hóa thạch của chúng được phát hiện chủ yếu ở khu vực có nước hoặc gần bờ biển. Chúng thường dùng chiếc cổ dài đặc biệt này để bắt sống những con cá.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những tranh cãi về tượng Nhân sư ở Ai Cập

Những tranh cãi về tượng Nhân sư ở Ai Cập

Tượng Nhân sư trên cao nguyên Giza tượng trưng cho một sinh vật đầu người mình sư tử, bảo vệ lăng mộ của pharaoh Ai Cập.

Đăng ngày: 13/02/2017
Sóng là nguyên nhân khiến 96% sinh vật tuyệt chủng ở kỷ Permi

Sóng là nguyên nhân khiến 96% sinh vật tuyệt chủng ở kỷ Permi

Các nhà khoa học mới đưa ra một giải thuyết mới lý giải cho sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi khiến 96% sinh vật trên Trái đất diệt vong. Theo đó, các con sóng được cho là nguyên nhân dẫn tới thảm họa này.

Đăng ngày: 09/02/2017
Biểu tượng cảm xúc xuất hiện từ 382 năm trước?

Biểu tượng cảm xúc xuất hiện từ 382 năm trước?

Chính thức được tạo ra trong những năm cuối 1990 như là một hình thức thể hiện cảm xúc kỹ thuật số, đến nay có khoảng 6 tỷ biểu tượng cảm xúc được gửi trên toàn thế giới mỗi ngày.

Đăng ngày: 08/02/2017
Phát hiện ra căn bệnh nghiêm trọng trong xác ướp

Phát hiện ra căn bệnh nghiêm trọng trong xác ướp "Công chúa Altai"

Theo Sputnik, mới đây một nhóm các nhà học của Nga đã phát hiện ra căn bệnh mới nghiêm trọng của

Đăng ngày: 07/02/2017
Mộ cổ hoàng gia hơn 3.000 năm được tìm thấy ở Ai Cập

Mộ cổ hoàng gia hơn 3.000 năm được tìm thấy ở Ai Cập

Ngôi mộ trang trí công phu của một người ghi chép hoàng gia sống cách đây hơn 3.000 năm được tìm thấy ở thành phố Luxor, Ai Cập.

Đăng ngày: 06/02/2017
Di tích thời tiền sử trong hang động núi lửa ở Đắk Nông

Di tích thời tiền sử trong hang động núi lửa ở Đắk Nông

Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều di tích và di vật khảo cổ trong các hang động núi lửa Krông Nô, Đắk Nông - hệ thống hang động núi lửa đẹp nhất ĐNA mới được công bố năm 2014.

Đăng ngày: 05/02/2017
Bí ẩn xác ướp hoàng gia 2200 tuổi nghiện ngập và thích xăm trổ đã được hé mở

Bí ẩn xác ướp hoàng gia 2200 tuổi nghiện ngập và thích xăm trổ đã được hé mở

Các xác ướp sở hữu tấm vải liệm cổ xưa nhất thế giới hóa ra cũng... nghiện ngập và xăm trổ.

Đăng ngày: 03/02/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News