Hội chứng bí ẩn gây đau đớn hơn đau đẻ

Các bác sĩ và chuyên gia nghiên cứu đang đau đầu tìm cách giải mã một hội chứng bí ẩn, gây đau đớn dữ dội ở những người mắc phải và được mô tả còn khủng khiếp hơn cả cơn đau đẻ của phụ nữ và cảm giác khi một người bị cắt cụt tay hoặc chân.

Những người mắc hội chứng đau vùng phức hợp (CRPS) thường tỉnh dậy vào buổi sáng với một cơn đau dữ dội, không biến mất ngay. CRPS thường tấn công vùng cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân của nạn nhân, và đôi khi xuất hiện sau một tổn thương nhỏ như vết bầm tím.


Người mắc chứng CRPS có thể hứng chịu những cơn đau dữ dội, liên tục hoặc ngắt quãng ở các chi, sưng phồng, thay đổi nhiệt độ và màu sắc da ở vùng cơ thể bị ảnh hưởng. (Ảnh: Mayo Clinic)

Alexandra Annaloro, 21 tuổi, người Mỹ bị chứng bệnh lạ ở chân phải. Nó gây đau đớn đến mức cô không thể đi bộ quá 10 phút. Đôi khi, cơn đau nghiêm trọng tới mức đôi chân của Annaloro trở nên run rẩy, mất kiểm soát và khiến cô phải bật khóc.

Do không có nguyên nhân khởi phát rõ ràng nên các bác sĩ rất khó chẩn đoán bệnh. Dẫu vậy, giới nghiên cứu nhận định, CRPS là một bệnh lý của hệ thần kinh, khiến các dây thần kinh bắt đầu gửi những tín hiệu đau liên tục tới bộ não.

Dựa theo bảng chỉ số đau McGill, vốn được các bác sĩ dùng để đo lường mức độ đau của bệnh nhân, hội chứng CRPS chiếm vị trí rất cao, với số điểm 42/50, cao hơn cả đau đẻ và đau do bị cắt cụt tay hoặc chân.


Căn bệnh bí ẩn được cho là xuất hiện khi các dây thần kinh gửi tới bộ não những tín hiệu đau liên tục. (Ảnh: Corbis)

Căn bệnh bí ẩn này có thể tấn công bất kỳ ai, bất kỳ ở đâu và bất cứ lúc nào. Các bác sĩ từng ghi nhận trường hợp trẻ 2 tuổi mắc CRPS và phụ nữ có nguy cơ bị hội chứng này tấn công cao gấp 4 lần đàn ông.

Theo các chuyên gia, y học gần như "bó tay" trước hội chứng CRPS do căn bệnh này thường không phản ứng tích cực trước bất kỳ liệu pháp chữa trị nào. CRPS nhìn chung sẽ tiến triển xấu đi theo thời gian và có thể lan rộng tới các khu vực khác của cơ thể. Tuy nhiên, đôi khi bệnh có thể tự thuyên giảm, tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Hiện các bác sĩ đang thử nhiều phương pháp điều trị khác nhau, kể cả dùng thuốc giảm đau, tiêm botox vào trong cơ, kích thích tủy sống cùng nhiều dạng trị liệu tâm lý và thôi miên.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News