Hơn nghìn tỷ ve sầu sắp xâm chiếm nước Mỹ sau 221 năm

Hai nhóm ve sầu Brood XIII và Brood XIX xuất hiện cùng lúc trong sự kiện kép, khiến số lượng ve sầu trên khắp 16 bang của Mỹ lên tới nghìn tỷ.

Hơn một nghìn tỷ con ve sầu có thể chui ra trên khắp vùng trung tây và đông nam nước Mỹ vào mùa xuân này khi hai nhóm riêng biệt xuất hiện cùng lúc lần đầu tiên từ năm 1803. Nhóm Brood XIII và nhóm Brood XIX đại diện cho hai nhóm ve sầu xuất hiện định kỳ (Magicicada) riêng biệt theo chu kỳ tương ứng là 17 năm và 13 năm. Trong sự kiện tự nhiên hiếm gặp diễn ra 221 năm một lần, hai nhóm này sẽ đồng thời đào xuyên qua lòng đất tới bề mặt, bắt đầu từ cuối tháng 4 ở 16 bang của Mỹ. Sự kiện xuất hiện kép có thể dẫn tới việc hai nhóm lai chéo, Live Science hôm 6/2 đưa tin.

Hơn nghìn tỷ ve sầu sắp xâm chiếm nước Mỹ sau 221 năm
Ve sầu xuất hiện theo chu kỳ 13 hoặc 17 năm ở Mỹ. (Ảnh: Gene Kritsky/Đại học Mount St. Joseph)

"Trong hoàn cảnh phù hợp và với số lượng cá thể thích hợp lai chéo, có khả năng một nhóm mới sẽ bắt đầu chu kỳ mới", Floyd Shockley, nhà côn trùng học và quản lý bộ sưu tập ở Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Quốc gia Smithsonian, cho biết.

Ve sầu xuất hiện định kỳ, bao gồm 7 loài, dành phần lớn thời gian trong lòng đất dưới dạng nhộng và ăn nhựa rỉ ra từ rễ cây. Sau 13 - 17 năm sống thiếu ánh sáng (tùy theo từng loài), những con côn trùng sẽ đào hang lên mặt đất bằng chân trước và biến đổi thành ve sầu trưởng thành. Con đực rung màng ở bên hông để tạo ra âm thanh có thể ầm ỹ hơn tiếng máy bay nhằm thu hút bạn tình. Sau khi cặp ve sầu giao phối xong, con cái rạch khe hở trên cành cây để đẻ trứng vào trong.

Ve sầu trưởng thành sống khoảng 3 - 4 tuần và không thể chứng kiến trứng nở sau đó 3 tuần. Nhộng mới nở chui xuống đất và đào hang sâu để lặp lại chu kỳ. Nhóm Brood XIII với chu kỳ 17 năm và nhóm Brood XIX với chu kỳ 13 năm sẽ xuất hiện trùng lặp trong thời gian ngắn dọc dải đất hẹp ở phía bắc Illinois và phía đông Iowa. Nhóm Brood XIII, hay còn gọi là nhóm North Illinois, cũng sẽ chui ra ở những khoảng đất nhỏ thuộc Wisconsin và Indiana, trong khi nhóm Brood XIX hay tên khác là Great Southern, sẽ lan rộng khắp vùng trung tây và đông nam.

Khu vực trùng lặp hẹp đến mức số lượng ve sầu có thể không lớn hơn quá nhiều tại Illinois và Iowa so với các bang khác, theo Gene Kritsky, giáo sư danh dự ngành sinh vật học ở Đại học Mount St. Joseph tại Ohio. Hơn 1,5 triệu con ve sầu có thể chui ra từ 0,4 hecta đất rừng, nhưng nạn chặt phá rừng đã làm mất đi nhiều tán cây mà loài côn trùng này cần để phát triển.

Nhiều khả năng ve sầu sẽ tụ lại ở vùng rừng và khoảng cây xanh đô thị gần nơi chúng chui ra. Sự kiện xuất hiện kép năm nay sẽ kết thúc vào tháng 7. Các nhà khoa học khuyến nghị nên để mặc đàn ve sầu nếu có thể bởi chúng có lợi cho hệ sinh thái, không cắn hay đốt và không truyền bệnh.

Ve sầu chui ra giúp đất tơi xốp khi đào hang lên mặt đất. Khi ve sầu cái đẻ trứng, chúng thực hiện dịch vụ tỉa cành tự nhiên, giúp cây ra hoa và quả nhiều hơn vào năm sau, theo Kritsky. Số lượng lớn ve sầu trưởng thành cung cấp thức ăn cho mọi loại động vật ăn thịt, tác động tích cực tới số lượng của chúng. Sau khi ve sầu chết, xác của chúng góp một lượng lớn nitrogen và dưỡng chất cho đất.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Côn trùng tìm phấn hoa như thế nào?

Côn trùng tìm phấn hoa như thế nào?

Hoa có rất nhiều cách để báo hiệu cho côn trùng biết bông nào có phấn, ví dụ như bằng màu sắc, mùi hương và thậm chí cả những biến đổi dòng điện.

Đăng ngày: 19/02/2024
Gạo lai thịt bò: Thực phẩm bền vững hứa hẹn thay thế thịt trong tương lai

Gạo lai thịt bò: Thực phẩm bền vững hứa hẹn thay thế thịt trong tương lai

Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc lần đầu tiên đã tạo ra gạo thịt bò bằng cách nuôi cấy tế bào gốc mỡ và cơ xương bò trong hạt gạo.

Đăng ngày: 19/02/2024
Rừng Amazon không còn chịu nổi áp lực, có nguy cơ sụp đổ

Rừng Amazon không còn chịu nổi áp lực, có nguy cơ sụp đổ

Nghiên cứu mới nhất cảnh báo rừng Amazon đang phải đối mặt với hàng loạt áp lực, có thể khiến hệ sinh thái khổng lồ này sụp đổ sau năm 2050.

Đăng ngày: 19/02/2024
Loài vật giao phối nhanh nhất thế giới, chỉ mất vỏn vẹn 1 giây

Loài vật giao phối nhanh nhất thế giới, chỉ mất vỏn vẹn 1 giây

Loài động vật này thậm chí chỉ cần chưa đầy 1 giây là đã có thể giao phối với nhau nhanh như chảo chớp.

Đăng ngày: 16/02/2024
Khám phá cực thú vị về các loài côn trùng họ nhà châu chấu

Khám phá cực thú vị về các loài côn trùng họ nhà châu chấu

Trong thế giới côn trùng, bộ Cánh thẳng (Orthoptera) quy tụ các loài châu chấu, cào cào, dế... Chúng có đặc điểm chung là có hai đôi cánh thẳng, chân sau thường lớn và dùng để nhảy.

Đăng ngày: 12/02/2024
Vi khuẩn và nấm gây bệnh

Vi khuẩn và nấm gây bệnh "hung hãn" hơn trên Trạm vũ trụ quốc tế

Nghiên cứu nhận thấy rau diếp và các loại cây khác dễ bị nhiễm vi khuẩn trong không gian hơn trên Trái đất.

Đăng ngày: 01/02/2024
Loài kiến xâm hại khiến sư tử ăn ít ngựa vằn hơn

Loài kiến xâm hại khiến sư tử ăn ít ngựa vằn hơn

Các nhà nghiên cứu phát hiện một loài kiến phàm ăn đang gây ra phản ứng dây chuyền đe dọa sư tử bởi chúng bị mất nơi ẩn nấp để rình mồi.

Đăng ngày: 30/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News