Hộp sọ "trắng đen" khiến chuyên gia ngi ngờ: Phương Tây có thể là cội nguồn của nền văn minh Trung Quốc
Do văn hóa tang lễ độc đáo từ ngàn xưa, những ngôi mộ cổ ở Trung Quốc khi được khai quật thường mang đến nhiều khám phá quan trọng.
Tiêu biểu, một nhóm các hộp sọ bí ẩn đã được khai quật trong các ngôi mộ cổ của người Ân Thương cách đây hơn 3.000 năm đã mở ra một trang lịch sử hoàn toàn khác. Từ nghiên cứu này, các học giả tin rằng phương Tây có thể là cội nguồn của nền văn minh Trung Hoa.
Điều bí ẩn trong lăng mộ Ân Thương
Lăng mộ Ân Thương nằm ở Hà Nam, Trung Quốc. Đây cũng là địa điểm của kinh đô cổ đại đầu tiên được xác nhận trong lịch sử Trung Quốc.
Mặc dù là một địa danh tồn tại cách đây hơn 3.000 năm nhưng nơi đây vẫn giữ được di sản văn hóa phong phú. Trong Di tích Ân Thương có các cung điện quy mô lớn và uy nghiêm cùng nhiều đồ đồng tinh xảo và các bản khắc bằng xương.
Hơn nữa, khu di tích còn được quy hoạch rõ ràng, phân chia rõ khu vực đền thờ tổ tiên gia tộc, trung tâm giao thương, xưởng chế tác đồ đồng, nghĩa trang và các địa điểm khác...
Sau khi các hộp sọ được khai quật, các học giả đã nhanh chóng xác định chủng tộc của những người này dựa trên các đặc điểm của các hộp sọ. Kết quả cho thấy họ không chủng tộc da vàng bản địa.
Những chiếc đầu lâu này thuộc về người da đen và người da trắng.
Các chuyên gia kết luận những chiếc đầu lâu này không của người Trung Hoa mà thuộc về người da đen và da trắng. Theo dữ liệu, những hộp sọ này từng xuất hiện trong các hố chôn cất. Ngay sau khi kết luận này được đưa ra, không chỉ Trung Quốc mà nhiều học giả phương Tây cũng bị sốc.
Giả thuyết về nền văn minh Trung Hoa sơ khai
Nhà khảo cổ học Trung Quốc Lý Tế thậm chí còn đưa ra một quan điểm rằng lưu vực sông Hoàng Hà có thể không phải là nơi khai sinh ra nền văn minh Trung Hoa. Theo ông Hoàng đế nhà Thương lúc đó có thể là người Babylon.
Để xác minh quan điểm của mình, Lý Tế cũng bổ sung thêm một số giải thích. Ví dụ, nguồn gốc của đồ đồng Ân Thương vẫn chưa thể xác định. Thêm vào đó các vũ khí như giáo và rìu được khai quật ở Di tích Ân Thương không có lịch sử phát triển tương ứng của địa phương ở Trung Quốc.
Điểm kỳ lạ là chúng trùng hợp với lịch sử phát triển của một chi tiết ở Châu Âu. Những quan điểm này đã khơi dậy sự đồng tình của một số học giả. Nhưng đây chỉ là khái niệm mà họ đưa ra trên cơ sở thần thoại và tưởng tượng, hoàn toàn không có cơ sở lịch sử và không thể được sử dụng như một nghiên cứu khoa học.
Một số người cho rằng thời kỳ Ân Thương có thể là một giai đoạn lịch sử trong đó có nhiều chủng tộc cùng tồn tại và chung sống. Trong triều đại nhà Thương, không chỉ có người da vàng bản địa, mà còn có nhiều người da trắng và da đen ngoại quốc. Nhưng giả thuyết này cũng chưa thuyết phục.
Theo suy luận, nếu là thời đại cùng tồn tại của nhiều chủng tộc, thì ở triều đại Ân Thương sẽ phải có một số lượng lớn di tích của người da trắng và người da đen, và những hộp sọ tương tự như thế này phải được tìm thấy ở nhiều nơi hơn. Vì vậy, suy đoán rõ ràng là sai.
Ở một luồng ý kiến khác, các học giả tin rằng những người da đen và da trắng này là nô lệ từ các khu vực phía Tây trong triều đại Ân Thương. Vào đầu giai đoạn này, nơi đây vẫn còn là một xã hội nô lệ. Vì vậy những tộc người nước ngoài này có lẽ là nô lệ bị cướp bóc bởi sự bùng nổ của chiến tranh và qua đời tại đây.
Tuyên bố này vấp phải sự phản bác nhiều hơn những suy đoán trước đó. Mặc dù những sự kiện lịch sử này vẫn chỉ là suy đoán của mọi người nhưng có một điều chắc chắn đó là lịch sử vẫn chưa được giải mã hoàn toàn.
Cho đến nay, các chuyên gia vẫn tiếp tục và nghiên cứu để trả lời câu hỏi rốt cuộc những chiếc đầu lâu này vì sao lại xuất hiện ở đây và liệu có phải người phương Tây mở ra nền văn minh Trung Quốc hay không?