Hươu cao cổ đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Theo báo cáo các loài thú bị đe dọa tuyệt chủng, hươu cao cổ - động vật có vú trên cạn cao nhất Trái Đất - hiện đang trên đường đến bờ vực thẳm.

Theo Livescience, trong 30 năm qua, số lượng hươu cao cổ đã giảm 40% trên toàn cầu, từ khoảng 151.702 cá thể năm 1985 xuống còn 97.562 vào năm 2015. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (International Union for Conservation of Nature- IUCN) vừa lên tiếng cảnh báo các bên tham gia trong Hội nghị lần thứ 13 Công ước Đa dạng sinh học khai mạc ở Cancun, Mexico diễn ra từ ngày 4 - 17/12/2016.

Hươu cao cổ đứng trước nguy cơ tuyệt chủng
Trong 30 năm qua, số lượng hươu cao cổ đã giảm 40% trên toàn cầu.

Hươu cao cổ (tên khoa học Giraffa Camelopardalis) sống ở miền nam và miền đông châu Phi, và một phần nhỏ tập trung ở phía tây và trung tâm lục địa già. Trước đây, hươu cao cổ được coi là một loài "ít lo ngại" trong sách đỏ của IUCN, một dấu hiệu cho thấy sự phân bố rộng rãi và phong phú của chúng. Tuy nhiên, "mất môi trường sống, tình trạng bất ổn dân sự và săn bắn bất hợp pháp" đã làm sụt giảm nghiêm trọng dân số của chủng loài này.

Trong số 9 phân loài hươu cao cổ, IUCN thấy rằng 3 trong số đó dân số có xu hướng tăng, 5 phân loài phát hiện số lượng đang suy giảm và 1 phân loài vẫn duy trì sự ổn định.

Để chống lại sự suy giảm nghiêm trọng này, Hội nghị Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế của IUCN đã thông qua một nghị quyết với sự tham gia của các bên khác nhau, bao gồm cả các nước thành viên của IUCN, các quan chức Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức khác. Những hành động này bao gồm việc nâng cao nhận thức về sự giảm sút số lượng hươu cao cổ, khôi phục sự toàn vẹn các khu bảo tồn động vật, hỗ trợ các chiến lược và kế hoạch hành động bảo tồn hươu cao cổ đang được thực thi.

Hươu cao cổ đứng trước nguy cơ tuyệt chủng
Lần cập nhật sách đỏ IUCN này cho thấy quy mô cuộc khủng hoảng tuyệt chủng toàn cầu có thể còn lớn hơn chúng ta nghĩ.

Các quan chức cũng đánh giá thực trạng của 742 loài chim mới được công nhận, và thấy rằng 11% trong số chúng đang bị đe dọa. Ví dụ, một con đập được xây dựng có thể quét sạch một nửa môi trường sống của các giống chim hồng tước Antioquia (thryophilus sernai), và như vậy, chúng được IUCN liệt kê vào các loài có "nguy cơ tuyệt chủng". Một số loài chim còn ở tình trạng còn tồi tệ hơn, đã có thêm 13 loài chim được công nhận tuyệt chủng.

"Lần cập nhật sách đỏ IUCN này cho thấy quy mô cuộc khủng hoảng tuyệt chủng toàn cầu có thể còn lớn hơn chúng ta nghĩ. Các chính phủ đã tập trung tại hội nghị thượng đỉnh đa dạng sinh học của Liên hợp quốc tại Cancun phải có trách nhiệm to lớn trong việc đẩy mạnh những nỗ lực để bảo vệ đa dạng sinh học của hành tinh, không chỉ vì lợi ích riêng mà đó còn là yêu cầu thiết yếu của nhân loại để đảm bảo an ninh lương thực và phát triển bền vững", Tổng Giám đốc IUCN, ông Inger Andersen, cho biết trong một tuyên bố.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chim hải âu già nhất thế giới đẻ trứng ở tuổi 66

Chim hải âu già nhất thế giới đẻ trứng ở tuổi 66

Con chim hải âu cao tuổi nhất thế giới trở về khu bảo tồn động vật hoang dã ở Hawaii để bắt đầu ấp một quả trứng mới đẻ.

Đăng ngày: 12/12/2016
Sinh sản hữu tính - điểm độc đáo của loài rươi

Sinh sản hữu tính - điểm độc đáo của loài rươi

Nhiều người nghĩ rươi cũng như những loài giun sinh sản vô tính bằng cách đứt đoạn để nhân ra các cá thể mới, nhưng kỳ thực nó có sự tiếp nối của hai phương thức vô tính và hữu tính.

Đăng ngày: 09/12/2016
10.000 con ngỗng chết la liệt trong hồ nước nhiễm độc ở Mỹ

10.000 con ngỗng chết la liệt trong hồ nước nhiễm độc ở Mỹ

Xác của 10.000 con ngỗng tuyết được phát hiện trong hồ nước chứa đầy kim loại nặng và axit sulfuric gần mỏ đồng ở Montana, Mỹ.

Đăng ngày: 08/12/2016
Nhện ma biết bay kết tơ làm diều để vượt biển

Nhện ma biết bay kết tơ làm diều để vượt biển

Loài nhện ma dùng tơ như cánh diều để bay hàng trăm kilometer qua đại dương đến định cư trên hòn đảo cách bờ biển Chile hơn 600km.

Đăng ngày: 07/12/2016
Mẩu xương đuôi có thể giúp hồi sinh bò rừng tuyệt chủng 12.000 năm

Mẩu xương đuôi có thể giúp hồi sinh bò rừng tuyệt chủng 12.000 năm

Một nhóm nhà khoa học quốc tế dự định hồi sinh loài bò rừng cổ đại đã tuyệt chủng cách đây hơn 11.700 năm dựa trên ADN lấy từ mẩu xương đuôi còn sót lại.

Đăng ngày: 06/12/2016
Rắn phàm ăn nuốt chửng đồng loại dài 1 mét

Rắn phàm ăn nuốt chửng đồng loại dài 1 mét

Một con rắn đen bụng đỏ dài 1,6 mét bị bắt gặp trong tư thế bành miệng hết cỡ để nuốt chửng rắn nâu dài không kém.

Đăng ngày: 06/12/2016
Xác cá mập voi lớn như xe tải dạt vào bờ biển Ấn Độ

Xác cá mập voi lớn như xe tải dạt vào bờ biển Ấn Độ

Cơ thể đồ sộ của một con cá mập voi bị sóng đánh dạt vào bờ biển, thu hút sự chú ý của nhiều người dân địa phương ở Ấn Độ.

Đăng ngày: 06/12/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News