Kế hoạch điên rồ "tóm gọn" tên lửa quay về Trái đất bằng máy bay trực thăng

Nhà cung cấp dịch vụ phóng tàu vũ trụ Mỹ Rocket Lab đang có ý định triển khai một kế hoạch "điên rồ" trong việc đón một tên lửa đẩy khi phương tiện phóng trở về Trái đất từ không gian.

Được biết, họ sẽ sử dụng một chiếc trực thăng khổng lồ với một cấu trúc đặc biệt, có thể "bắt gọn" tên lửa trước khi nó tiếp xúc với bề mặt Trái đất. Nếu như kế hoạch táo bạo này thành công, đây sẽ là phương tiện phóng tàu vũ trụ cỡ nhỏ có thể tái sử dụng đầu tiên trên thế giới.


Tên lửa Electron được phóng Rocket Lab. (Ảnh: NASA).

Cuộc thử nghiệm, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 19/4 tới đây, tại Khu liên hợp phóng 1 của Bán đảo Māhia, New Zealand. Đây là một phần trong sứ mệnh "There and Back Again" (tạm dịch: Tới nơi và quay trở lại), với tên lửa chính được sử dụng là Electron-26 do Rocket Lab chế tạo, mang theo 34 trọng tải (đa phần là các vệ tinh) từ một loạt các nhà khai thác thương mại lên quỹ đạo Trái đất. 

Sau khi tên lửa đưa các vệ tinh lên phạm vi hoạt động, nó sẽ quay trở lại Trái đất. Tuy nhiên thay vì hạ cánh xuống đại dương (và không bao giờ được sử dụng nữa) như những lần khác, Rocket Lab sẽ cố gắng "bắt" tên lửa trước khi nó chạm xuống bề mặt hành tinh của chúng ta, và sẽ được tái sử dụng cho các chuyến bay trong tương lai.

Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu, toàn bộ quá trình này không hề đơn giản. Việc bắt một tên lửa ở giữa không trung khi nó quay trở lại từ không gian là một hoạt động vô cùng phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cực cao, tỷ lệ sai sót gần như bằng 0.

Peter Beck, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Rocket Lab cho biết công ty đã nhiều lần sử dụng trực thăng để thực hiện các thử nghiệm tương tự, và thu hồi thành công tên lửa từ đại dương. Ông cho biết họ đã sẵn sàng trước kế hoạch đầy táo bạo này.

Sứ mệnh được thành công dự kiến sẽ nâng tổng số vệ tinh được Electron phóng lên quỹ đạo lên con số 146, và là bước ngoặt quan trọng tiếp theo trong việc đưa Electron trở thành một tên lửa có thể tái sử dụng.

Không giống như SpaceX, nơi có tên lửa Falcon 9 của công ty này có thể hạ cánh an toàn trên một "tàu sân bay" không người lái, Rocket Lab đang cho thấy mình táo bạo hơn trong nỗ lực khôi phục các tên lửa nhằm mục đích tái sử dụng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News