Kẻ thù của quý ông
Nhìn lại lịch sử chiếc khóa quần, con người mới giật mình nhận ra rằng chuyện đặt “hàm răng kim loại” sắc bén kế bên bộ phận nhạy cảm của đàn ông thật sự là ý tưởng tồi.
Kể từ khi dây khóa quần được phát minh vào năm 1913, nó đã chứng minh sức phổ biến chưa từng thấy, xâm nhập vào mọi góc ngách của địa cầu nhờ vào khả năng thay thế nút trên đủ mọi loại quần, từ quần tây, quần jeans đến quần kaki, ở trang phục đàn ông lẫn đàn bà. Tuy nhiên, phải đến tận bây giờ giới chuyên gia mới phát hiện con người đang phải trả giá cho sự tiện lợi cũng như tốc độ của chiếc khóa quần, và con số nạn nhân không hề nhỏ. Theo cuộc khảo sát được đăng trải trên chuyên san BJU International, ước tính khoảng 17.616 người đã được đưa thẳng đến phòng cấp cứu do chấn thương “cậu nhỏ” vì khóa quần trong giai đoạn từ năm 2002 - 2010, chỉ tính riêng tại Mỹ.
Theo trang MinnPost.com, đại đa số trường hợp xảy ra ở phái mạnh, duy chỉ có 5 ca có bệnh nhân là phụ nữ. Ước tính, hầu hết các ca chấn thương cơ quan sinh dục nam là trẻ con và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi. Rõ ràng, các đấng mày râu đã học được kinh nghiệm xương máu rằng phải luôn cẩn thận với gia tài cả đời của mình trước “hàm răng kim loại” luôn chực chờ nơi nắp quần. Trên thực tế, dây kéo quần là nguyên nhân đơn lẻ duy nhất có thể gây tổn thương trầm trọng nhất trong các chấn thương liên quan đến bộ phận sinh dục nam, kế đến là chạy xe đạp, nhưng chỉ trong nhóm đàn ông trưởng thành. Ở trẻ con và thanh thiếu niên, nguyên nhân chấn thương cao nhất vẫn là bị nắp bồn cầu rơi xuống "cậu nhỏ", sau đó mới tới dây kéo quần, theo NBC News. Trong cuộc khảo sát vào năm 2008, cũng được công bố trên BJU International, các nhà khoa học phát hiện 4 trường hợp bé trai từ 2 - 4 tuổi đã được đưa đến phòng cấp cứu vì bị nắp bàn cầu phang trúng bộ phận sinh dục.
Tuy vậy, hiếm trường hợp nào dây kéo quần gây ra tình trạng chấn thương vĩnh viễn hoặc nghiêm trọng cơ quan sinh dục nam, theo trưởng nhóm nghiên cứu Herman Singh Bagga của Đại học California tại San Francisco (UCSF). Nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi, chấn thương do dây kéo quần vẫn cần được can thiệp bằng phẫu thuật, chẳng hạn như cắt bao quy đầu mà không dự tính trước.
Nếu người thân hoặc bạn bè lâm vào tình cảnh bị dây kéo quần tấn công của quý, chuyên gia Bagga khuyên nên nhẹ nhàng kéo phẹc mơ tuya xuống. Nếu không được, tiến sĩ Steven M.Selbst, Giáo sư Đại học Y khoa Jefferson ở Philadelphia, tư vấn nên đổ dầu lên chỗ tiếp xúc. “Mẹo ở đây là cứ đổ dầu thoải mái”, trang tin điện tử The Huffington Post dẫn lời Giáo sư Selbst, và để nạn nhân ngồi đó chừng 20 đến 30 phút. Sau thời gian này, lớp da trên sẽ tự động tuột ra khỏi dây khóa, dù trong một số trường hợp cần phải dùng bông ngoáy tai trợ giúp một phần.
Để tránh lâm vào tình thế khó xử trên, các nhà nghiên cứu UCSF khuyên nên cánh đàn ông nên mặc quần lót vừa vặn. Và phụ huynh không nên mua quần có khóa kéo cho bé trai cho đến khi chắc chắn rằng bé có thể tự mình xử lý dây khóa mà không tự làm mình bị thương.

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết
Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?
Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

20 tác dụng thú vị của chanh tươi
Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết
Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền
Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

10 điều bạn cần biết về đậu phụ
Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.
