Kenya phóng vệ tinh đầu tiên lên không gian

Tên lửa Falcon 9 của SpaceX đưa vệ tinh quan sát Trái Đất Taifa-1 bay lên quỹ đạo từ Căn cứ Vandenberg, California, lúc 13h48 hôm 15/4.

Vệ tinh Taifa-1 tách khỏi tên lửa khoảng một tiếng 4 phút sau khi phóng. "Taifa-1 được xác nhận đã tách ra", Space X cho biết trong buổi tường thuật. Trước khi thành công, vụ phóng đã bị hoãn 3 lần do thời tiết xấu.

Taifa-1, do 9 kỹ sư Kenya phát triển, sẽ thu thập dữ liệu về nông nghiệp và môi trường, bao gồm cả lũ lụt, hạn hán và cháy rừng. Các nhà chức trách dự định sử dụng dữ liệu này để quản lý thiên tai và đối phó với tình trạng mất an ninh lương thực.

"Chúng tôi có những thách thức do biến đổi khí hậu mang lại. Vệ tinh mới với khả năng chụp ảnh của mình có thể giúp chúng tôi giám sát. Chúng tôi có thể theo dõi những thay đổi của rừng và quá trình đô thị hóa", Alloyce Were, kỹ sư hàng không kiêm phó giám đốc Văn phòng Điều hướng và Định vị thuộc Cơ quan Vũ trụ Kenya, cho biết.

Kenya phóng vệ tinh đầu tiên lên không gian
 Các nhà chức trách dự định sử dụng dữ liệu từ vệ tinh này để quản lý thiên tai.

Dữ liệu từ vệ tinh dự kiến được gửi về trong những tháng tới và Cơ quan Vũ trụ Kenya đã thành lập một nhóm chuyên gia phân tích. Thông tin sẽ được phân phối cho các cơ quan chính phủ miễn phí và cho các công ty tư nhân với mức phí hợp lý.

Theo Cơ quan vũ trụ Kenya, Taifa-1 được lắp ráp với sự hỗ trợ của công ty hàng không vũ trụ Endurosat (Bulgari) với chi phí 372.000 USD trong hai năm. Vệ tinh sẽ hoạt động khoảng 5 năm, sau đó dần hạ quỹ đạo trong 20 năm, rơi xuống khí quyển và cháy rụi.

Nhiều người Kenya hào hứng theo dõi trực tuyến vụ phóng. Một số mô tả việc Taifa-1 tiến vào quỹ đạo là khoảnh khắc tự hào dân tộc. Trước đó, nước này từng phóng một vệ tinh nano thử nghiệm từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào năm 2018. Tính đến cuối năm 2022, 14 quốc gia châu Phi đã phóng tổng cộng 52 vệ tinh.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Châu Âu - Nhật Bản chụp trực tiếp hành tinh gấp 5.000 lần Trái đất, có nước

Châu Âu - Nhật Bản chụp trực tiếp hành tinh gấp 5.000 lần Trái đất, có nước

Tàu Gaia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và Kính viễn vọng Subaru của Nhật Bản đã cùng nhau giúp các nhà khoa học chụp được hình ảnh trực tiếp hiếm có về một hành tinh ngoài Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 17/04/2023
Nhật thực lai hiếm gặp 20-4: Việt Nam sẽ thấy

Nhật thực lai hiếm gặp 20-4: Việt Nam sẽ thấy "khuôn mặt thứ 3"

" Nhật thực lai" xảy ra khi các khu vực nằm ở dải trung tâm đường đi nhật thực nhìn thấy hai "khuôn mặt" khác nhau của Mặt Trời hóa đen.

Đăng ngày: 17/04/2023
Trung Quốc phát triển xe gấp chạy trên Mặt trăng

Trung Quốc phát triển xe gấp chạy trên Mặt trăng

Xe 4 bánh CELV được thiết kế để phi hành gia di chuyển khẩn cấp, có tốc độ tối đa 10km/h và chở được 90kg trên Mặt Trăng.

Đăng ngày: 17/04/2023
NASA phát triển robot rắn tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh

NASA phát triển robot rắn tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh

Robot EELS được thiết kế để dễ dàng vượt qua nhiều địa hình như nước, cát, đá và băng, giúp thám hiểm các thiên thể trong Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 17/04/2023
Tàu đổ bộ của công ty tư nhân Nhật Bản có thể hạ cánh xuống Mặt trăng ngày 26/4

Tàu đổ bộ của công ty tư nhân Nhật Bản có thể hạ cánh xuống Mặt trăng ngày 26/4

Nếu thành công, tàu đổ bộ do Ispace Inc tự phát triển cũng sẽ là tàu đổ bộ đầu tiên của một công ty tư nhân hoặc tổ chức công của Nhật Bản hạ cánh xuống Mặt Trăng.

Đăng ngày: 15/04/2023
Trung Quốc sẽ xây căn cứ trên Mặt trăng trong vòng 5 năm tới

Trung Quốc sẽ xây căn cứ trên Mặt trăng trong vòng 5 năm tới

Một nhóm chuyên gia đang thiết kế robot mang tên " Siêu thợ xây Trung Quốc" (Chinese Super Masons) để sản xuất những viên gạch đầu tiên từ đất trên Mặt trăng.

Đăng ngày: 15/04/2023
Lộ diện thứ khủng khiếp bẻ cong không - thời gian giữa Ngân Hà

Lộ diện thứ khủng khiếp bẻ cong không - thời gian giữa Ngân Hà

Các mô hình thiên văn mới tiết lộ một dạng vật thể thiên văn " trong truyền thuyết", tiền thân của các "quái vật" lỗ đen, đang được lỗ đen siêu khối ở trung tâm Ngân Hà che giấu.

Đăng ngày: 15/04/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News