Kết luận vụ giếng khoan trên đỉnh đồi tự phun nước cao hàng chục mét ở Kon Tum

Giếng khoan phun nước cao hàng chục mét ở Gia Lai có thể do đã khoan chạm đến chiều sâu phân bố của một túi khí.

Ngày 21-8, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Gia Lai cho biết đã nhận kết quả khảo sát giếng khoan tự phun nước cao hàng chục mét tại xã Ia Kly, huyện Chư Prông từ Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia (Bộ TN-MT)

Theo đó, sau khi tại khu vực rẫy của ông Đàm Xuân Hòa (xã Ia Kly, huyện Chư Prông) xuất hiện nước từ miệng giếng khoan phun cao hàng chục mét, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia đã đến thu thập thông tin, đánh giá chuyên môn, phân tích mẫu nước...

Kết
Giếng khoan nhà ông Đàm Xuân Hòa phun nước cao hàng chục mét.

Kết quả xác định tháng 4-2023, ông Đàm Xuân Hòa đã khoan 2 lỗ khoan (một lỗ sâu 130 mét và 1 lỗ 170 mét) cách nhau khoảng 40 mét, nhưng đều không có nước. Tại khu vực này có khoảng 10 lỗ khoan sâu từ 100 đến 150 mét nhưng cũng đều không có nước.

Đến ngày 30-7, từ lỗ khoan 170 mét, ông khoan thêm đến độ sâu 186m thì bộ dụng cụ khoan nặng khoảng 2,1 tấn (đang trong lỗ khoan) bị lực nâng lên. Ông Hòa đã dừng khoan, kéo bộ dụng cụ ra khỏi lỗ khoan. Lúc này, hỗn hợp khí - nước phun cao hơn mặt đất trên 10 mét, khi mới phun nước có mùi đất đèn.

Kiểm tra thực tế, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia xác định lượng nước và hỗn hợp khí phun cao khỏi miệng lỗ khoan có lưu lượng khoảng 0,2 - 0,3 lít/s. Qua phân tích mẫu nước cho thấy, nước có chất lượng khá tốt, hầu hết các thông số phân tích nằm trong giá trị giới hạn theo tiêu chuẩn.

Từ kết quả khảo sát và thu thập thông tin trên, đoàn cán bộ nhận định hiện tượng hỗn hợp nước - khí tự phun tại giếng khoan xảy ra khá lâu (2 ngày) sau thời điểm xảy ra các trận động đất có độ lớn 5.0 ở Kon Tum và rất ít có khả năng liên hệ với nhau.

Khí tự phun lên mặt đất có thể do quá trình khoan đã chạm đến chiều sâu phân bố của một túi khí. Nguồn gốc, đặc điểm khí chưa xác định chính xác, cần được nghiên cứu chi tiết bằng các nghiên cứu chuyên sâu. Nước trong hỗn hợp khí và nước có thể là đồng hành trong mỏ hoặc nước trong lỗ khoan ở phần trên của mỏ khí.


Giếng nước đã được kết luận có chất lượng tốt, các chỉ tiêu trong giới hạn cho phép.

Chất lượng nước và khí chưa ghi nhận các chỉ tiêu cảm quan (màu sắc, mùi, vị) của các thành phần nguy hại đến sức khỏe người dân. Nước có chất lượng tốt với các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ngầm.

Có thể nhận định nước trong lỗ khoan có nguồn gốc cung cấp từ nước mưa, thông qua quá trình cung cấp ngấm trực tiếp từ trên mặt đất, qua các tầng đất đá thấm nước, ít có khả năng là nước chôn vùi (đồng hành) trong các mỏ ở các cấu trúc nằm sâu bên dưới lòng đất hoặc các nguồn gốc nội sinh khác.

Tuy nhiên, để kết luận chính xác cần được dựa trên các thí nghiệm, khảo sát chuyên sâu khác.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cầu vồng mặt trăng hiếm gặp xuất hiện trước siêu trăng xanh

Cầu vồng mặt trăng hiếm gặp xuất hiện trước siêu trăng xanh

Ít nhất hai cầu vồng mặt trăng, bao gồm một cầu vồng kép tuyệt đẹp, xuất hiện trên bầu trời Mỹ khi siêu trăng xanh đang mọc.

Đăng ngày: 22/08/2024
Dòng sông ô nhiễm nghiêm trọng do thuốc trầm cảm, kháng sinh

Dòng sông ô nhiễm nghiêm trọng do thuốc trầm cảm, kháng sinh

Nghiên cứu mới từ Đại học York vừa tiết lộ rằng các con sông trong công viên quốc gia của Anh đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các loại thuốc, trong đó có thuốc chống trầm cảm và kháng sinh.

Đăng ngày: 22/08/2024
Nông dân Australia trồng nấm để thu hồi lượng carbon dioxide phát thải

Nông dân Australia trồng nấm để thu hồi lượng carbon dioxide phát thải

Khi gieo hạt giống, những người nông dân sẽ rải thêm một lớp bụi bào tử nấm đã nghiền nhỏ. Chúng sẽ bám vào rễ cây, lấy carbon mà cây hấp thụ từ không khí và khóa chặt trong một kho lưu trữ ngầm.

Đăng ngày: 20/08/2024
Núi lửa phun trào ở Nga sau trận động đất mạnh 7,0 độ richter

Núi lửa phun trào ở Nga sau trận động đất mạnh 7,0 độ richter

Hãng thông tấn nhà nước Nga TASS đưa tin cho biết, một ngọn núi lửa đã phun trào sau trận động đất mạnh 7,0 độ richter xảy ra ngoài khơi bờ biển phía đông của Nga.

Đăng ngày: 19/08/2024
Biến vi nhựa thành vật liệu cứng hơn kim cương

Biến vi nhựa thành vật liệu cứng hơn kim cương

Phương pháp mới của Đại học James Cook giúp chuyển đổi vi nhựa thành graphene, vật liệu bền chắc gấp 200 lần thép và có nhiều ứng dụng.

Đăng ngày: 17/08/2024
Ăn nhiều rau, ít thịt giúp giảm 17% lượng khí thải nhà kính

Ăn nhiều rau, ít thịt giúp giảm 17% lượng khí thải nhà kính

Theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học môi trường, nếu mọi người tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh EAT-Lancet sẽ giúp giảm 17% lượng khí thải nhà kính.

Đăng ngày: 16/08/2024
Miền Bắc sắp đón không khí lạnh sớm

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh sớm

Theo dự báo, không khí lạnh bắt đầu hoạt động từ tháng 9-10 và xu hướng gia tăng tần suất và cường độ mạnh dần từ tháng 11.

Đăng ngày: 16/08/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News