Kết thúc thí nghiệm vô nghĩa kéo dài 84 năm
Thí nghiệm "vô nghĩa" nhất trên thế giới vốn được thực hiện từ năm 1930 giờ đã kết thúc. Với thí nghiệm này, các nhà khoa học không phải làm gì và cũng không giúp cho khoa học tiến thêm bước nào cả.
Nhiều người cho rằng nhựa thông là một chất rắn, giòn và dễ vỡ không kém gì so với các chất rắn thông thường. Tuy vậy, về bản chất, nhựa thông lại là một chất lỏng có độ nhớt cao gấp... 230 tỷ lần so với nước.
Từ năm 1927, các nhà khoa học tại Đại học Queensland, Brisbane, Australia đã thực hiện một thí nghiệm kéo dài gần 90 năm: cho một khối nhựa thông nhỏ giọt từ lọ chứa bằng thủy tinh phía trên. Dĩ nhiên, do đặc tính của nhựa thông, thí nghiệm này diễn ra rất chậm chạp. Trong vòng 84 năm sau khi cô đặc, khối nhựa thông này chỉ nhỏ giọt đúng 8 lần!
Sau 13 năm trời, đến ngày 17/4 vừa qua, khối nhựa thông này đã nhỏ giọt lần thứ 9 và chạm đáy của bình chứa.
Đằng sau thí nghiệm "dài hơi" nhât thế giới cũng là một câu chuyện buồn. Giáo sư John Mainstone, người chịu trách nhiệm theo dõi thí nghiệm này từ thập kỷ 1960, đã qua đời vào cuối năm 2013. Đáng buồn hơn, trong suốt 5 thập niên theo dõi thí nghiệm này, giáo sư Mainstone chưa một lần được tận mắt chứng kiến khối nhựa thông này nhỏ giọt. Sau khi tiếp quản thí nghiệm vào thập niên 1960, giáo sư Mainstone vắng mặt trong suốt 5 lần nhỏ giọt (từ sau khi tiếp quản cho đến lần thứ 8 vào năm 2001) và không được theo dõi tận mắt thí nghiệm "để đời" của mình.
Giáo sư John Mainstone
Thí nghiệm "vô nghĩa" nhất trên thế giới vốn được thực hiện từ năm 1930 giờ đã kết thúc. Với thí nghiệm này, các nhà khoa học không phải làm gì và cũng không giúp cho khoa học tiến thêm bước nào cả.
Theo Gizmodo, thí nghiệm này được Đại học Queensland bắt đầu vào năm 1927, song phải đến năm 1930 khối nhựa thông nhỏ vào bình chứa mới bắt đầu cô đặc lại. Giáo sư Thomas Parnell, người khởi sướng ra thí nghiệm khá... "vô nghĩa" này, đã có may mắn được chứng kiến 3 lần nhỏ giọt đầu tiên trước khi qua đời vào năm 1960.
Sự biến chuyển của khối nhựa thông trong suốt 2 năm qua

Chết não và cái chết của con người
Chết não là gì? Chết não có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây chết não là gì? Chết não có cứu chữa được không? Cùng tìm hiểu về những vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Những lý do nên dùng cà chua
Cà chua thường xuyên xuất hiện trong căn bếp của mọi nhà và được dùng để chế biến rất nhiều món ăn. Nhưng lợi ích, tác dụng tuyệt vời của loại quả này cũng như cách ăn nó sao cho tốt nhất thì không phải ai cũng biết.

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người
Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Con cái “giống” bố hay mẹ?
Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.
