Khả năng kì diệu của thai nhi
Khi một thai nhi được hình thành, lập tức nó bị “nhấn chìm” vào một thế giới tràn ngập màu sắc và âm thanh. Đó là chưa kể các mùi vị khác nhau. Các nhà khoa học nhận thấy các thai nhi có khả năng của một miếng “bọt biển”, có thể hấp thu các thông tin đa dạng đó khá dễ dàng.
Vào lúc giới khoa học phát triển, các kỹ thuật mới để nghiên cứu môi trường của thai nhi lúc nó còn nằm êm ấm trong bụng mẹ, cho hay thật ra thai nhi đã “học” từ rất sớm khi nó thành hình trong bụng mẹ.
Từ đó có nhóm thành ngữ “học trong bụng mẹ”, trong đó vai trò của não bộ thai nhi và các cơ quan về giác quan của nó rất quan trọng. Các cấu trúc này không đồng nhất, quá trình “học hỏi” của thai nhi cũng khác nhau cho từng khu vực và bộ phận. Có khi một khả năng còn phải cần thời gian khá lâu ở tuổi trẻ thơ mới thật sự hoàn chỉnh.
Các khám phá mới của khoa học về những khả năng của thai nhi bao gồm:
1. Vị giác: Sau khi thành hình được khoảng 13 tuần, các nhà khoa học nhận thấy các dấu hiệu là thai nhi đã phát triển khả năng về vị giác.
2. Khứu giác: Khi khảo sát những đứa trẻ bị sinh sớm, người ta nhận thấy chúng đã có phản ứng với mùi bạc hà ở tuần lễ thứ 29 trong bụng mẹ. Tới tuần lễ thứ 36 thì thai nhi đã có phản ứng hoàn toàn với mùi.
3. Thính giác: Bộ phận gọi là ốc tai khá quan trọng trong bộ phận thính giác của con người, có thể đã hoạt động ở thai nhi vào tuần lễ thứ 18. Các bộ phận khác của tai tiếp tục được phát triển cho đến tháng thứ năm.
4. Thị giác: Vào khoảng tuần thứ 20, tim của thai nhi gia tăng nhịp đập chút đỉnh do một “bóng đèn” phía trước tử cung bà mẹ "sáng lên". Đó là phản ứng đầu tiên về thị giác của thai nhi.
5. Xúc giác: Mới vào tuần thứ 7, vài nơi trên cơ thể thai nhi đã tỏ ra mẫn cảm với vài đụng chạm. Cả thân thể bé sẽ có phản ứng xúc giác vào tuần thứ 13 hay 14.
Mặc dù dạ con của bà mẹ là “cái tổ êm đềm” cho thai nhi, song nó vẫn “nghe ngóng” thế giới bên ngoài và luôn học tập kinh nghiệm mới.
Cái gọi là nước ối (AF), bầu chất lỏng bồng bềnh của thai nhi luôn giúp nó nhận diện. Các phân tử mùi thấm vào AF cũng được thai nhi cảm nhận và nhớ lại. Người ta nhận thấy những bé mới chào đời thường thích cái AF của chính nó hơn là bất cứ AF nào khác và nó còn thích mùi và vị của thực phẩm mà mẹ của nó dùng trong thời kỳ thai nghén.
Âm thanh ồn ào nhất đối với nó khi còn trong bụng mẹ chính là bà mẹ: tiếng nói, nhịp tim thậm chí âm thanh của sự tiêu hóa thực phẩm của mẹ, nó cũng nghe hết. Các âm thanh ngoài cơ thể cũng có thể đến tai thai nhi nhưng đã biến dạng.
Xúc giác và thị giác khó hơn, nó có thể sờ chạm thành của dạ con bằng bàn tay và có thể vài ánh sáng xuyên qua màng của đường tiểu tiện và thai nhi nhận thấy. Nhưng khoa học chưa rõ những kinh nghiệm này đã được thai nhi hấp thu như thế nào.
Các chuyên gia cho là những đứa bé sinh sớm cần được săn sóc để có thể có được những kinh nghiệm như một em bé bình thường. Họ căn dặn cha mẹ nên dịu dàng “nói chuyện” nhiều với con, làm massage cho con nhẹ nhàng và kích thích thị lực cho con. Cho con bú sữa mẹ đối với trẻ sinh sớm là tốt nhất, khiến nó cảm nhận vị của sữa, hương thơm và tiếp xúc với da của mẹ mình.
Người ta còn nhận thấy khi mang thai, người mẹ thay đổi thường xuyên khẩu vị có thể giúp con mình chấp nhận nhiều mùi vị thực phẩm sau này.
Giang Khuê

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết
Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?
Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

20 tác dụng thú vị của chanh tươi
Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết
Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền
Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

10 điều bạn cần biết về đậu phụ
Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.
