Khai quật cấu trúc gỗ lâu đời nhất thế giới gần 500.000 năm tuổi

Theo công bố trên tạp chí khoa học Nature ngày 20/9, các nhà khảo cổ học khai quật được một cấu trúc bằng gỗ được cho là lâu đời nhất từng được phát hiện với niên đại gần nửa triệu năm trước, cho thấy trình độ tiến bộ của người cổ đại.

Theo AFP, cấu trúc gỗ được bảo quản đặc biệt đã được các nhà khoa học tìm thấy tại Thác Kalambo ở phía bắc Zambia gần biên giới với Tanzania. Thông qua những vết cắt trên cấu trúc gỗ, các nhà khoa học đưa ra kết luận rằng các công cụ bằng đá có khả năng đã được sử dụng để ghép hai khúc gỗ lớn, từ đó tạo nên cấu trúc này. Mục đích sử dụng của nó có thể là một nền tảng hoặc là một lối đi được nâng cao hơn so với mặt nước.

Khai quật cấu trúc gỗ lâu đời nhất thế giới gần 500.000 năm tuổi
Cấu trúc gỗ khoảng 476.000 năm tuổi. (Ảnh: Geoff Duller/Aberystwyth University/Reuters).

Ông Larry Barham, nhà khảo cổ học tại Đại học Liverpool của Anh và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết việc phát hiện ra cấu trúc này hoàn toàn là một “khám phá tình cờ” được thực hiện vào năm 2019 khi khai quật tại địa điểm nằm bên bờ sông Kalambo, phía trên thác nước cao 235m.

Những đợt khai quật cổ vật bằng gỗ xảy ra tương đối hiếm do gỗ có xu hướng mục nát theo thời gian và do đó không để lại nhiều dấu vết trong lịch sử. Tuy nhiên với cấu trúc này, các nhà khoa học cho rằng mực nước cao ở Thác Kalambo đã giúp ích cho quá trình bảo tồn qua nhiều thế kỷ.

Thay vì sử dụng phương pháp carbon phóng xạ, các nhà khoa học lần này sử dụng một phương pháp mới gọi là phương pháp xác định niên đại phát quang. Cụ thể, niên đại của gỗ được xác định thông qua việc đo độ phóng xạ tự nhiên trong các khoáng chất trong lớp trầm tích mịn bao quanh gỗ để tìm ra thời điểm cuối cùng nó tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Kết quả xác nhận rằng cấu trúc gỗ này có niên đại ít nhất 476.000 năm và lâu đời hơn nhiều so với kỳ vọng của các nhà nghiên cứu trong bối cảnh cấu trúc gỗ cổ nhất được tìm thấy trước đây có niên đại khoảng 9.000 năm. Con số này cũng đồng nghĩa với việc nó tồn tại trước cả sự tiến hóa của loài người hiện đại Homo sapiens từ khoảng 300.000 năm trước.

Phát hiện đã khiến nhiều nhà khoa học thay đổi quan điểm của mình do quanh thời điểm này, tổ tiên loài người hiện đại đã biết sử dụng gỗ nhưng chỉ với những mục đích hạn chế như đốt lửa hoặc săn bắn. Theo AFP trích dẫn ông Barham, những người cổ đại “đã biến đổi môi trường xung quanh để khiến cuộc sống trở nên dễ dàng hơn, ngay cả khi chỉ thông qua việc làm một cái bục để ngồi bên bờ sông làm công việc hàng ngày”.

Ông nhận định: “Họ đã sử dụng trí thông minh, trí tưởng tượng và kỹ năng của mình để tạo ra thứ mà họ chưa từng thấy trước đây, thứ chưa từng tồn tại trước đây”, thể hiện một mức độ tư duy trừu tượng và “có thể là ngôn ngữ”.

Khai quật cấu trúc gỗ lâu đời nhất thế giới gần 500.000 năm tuổi
Một phần cấu trúc gỗ được tìm thấy. (Ảnh: Larry Barham/University of Liverpool).

Khai quật cấu trúc gỗ lâu đời nhất thế giới gần 500.000 năm tuổi
Các nhà khoa học tiến hành khai quật cấu trúc gỗ tại Thác Kalambo, Zambia. (Ảnh: Geoff Duller/Aberystwyth University)

Ngoài ra, các tác giả của nghiên cứu cũng cho biết phát hiện này thách thức quan điểm cho rằng tổ tiên loài người là những người du mục. Nguyên nhân là do cấu trúc gỗ dường như là nơi ở lâu dài gần các thác nước, một nguồn nước lâu năm. Tuy nhiên, có những ý kiến cảnh báo rằng giả thuyết này vẫn chưa được chứng minh vì cấu trúc này vẫn có khả năng được lắp đặt theo mùa chứ không phải vĩnh viễn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Đem đồ nhặt được bán đồng nát, cụ ông sốc khi biết chúng phá kỷ lục thế giới

Đem đồ nhặt được bán đồng nát, cụ ông sốc khi biết chúng phá kỷ lục thế giới

Không ngờ những món đồ cổ mà ông cụ nhặt được cùng các chuyên gia khai quật đã phá kỷ lục thế giới.

Đăng ngày: 21/09/2023
Nhật Bản phát hiện hóa thạch

Nhật Bản phát hiện hóa thạch "đà điểu lai khủng long" 121 triệu tuổi

Sinh vật chưa từng được ghi nhận, nay lộ diện ở tỉnh Fukui của Nhật Bản, trông như phiên bản lai kỳ dị của một con đà điểu và khủng long chân thú.

Đăng ngày: 21/09/2023
Đào đất lại đụng vỡ chiếc vại, người nông dân vô tình tìm thấy kho báu lớn nhất

Đào đất lại đụng vỡ chiếc vại, người nông dân vô tình tìm thấy kho báu lớn nhất

Các nhà khảo cổ cho biết, chủ nhân của kho báu này có thể phải chôn vội nó vì binh biến nhưng sau đó không có cơ hội lấy lại.

Đăng ngày: 20/09/2023
Tiểu hành tinh quét sạch khủng long, khiến hoa nở rộ

Tiểu hành tinh quét sạch khủng long, khiến hoa nở rộ

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, các loài thực vật có hoa hầu như không bị tổn hại gì trước sự kiện tuyệt chủng hàng loạt kỷ Phấn trắng-Paleogene (K-Pg) cách đây 66 triệu năm.

Đăng ngày: 20/09/2023
Phát hiện hàng chục miếng vàng niên đại 1.500 năm

Phát hiện hàng chục miếng vàng niên đại 1.500 năm

Các nhà khảo cổ phát hiện 35 miếng vàng nhỏ tồn tại từ khoảng thế kỷ 5 - 8 dưới ngôi đền cổ ở làng Vingrom, ngoại ô Lillehammer.

Đăng ngày: 19/09/2023
Cứ ngỡ “cụ rùa” Tây Du Ký là tưởng tượng, hóa ra 'bản real' dài 5m từng sống trên Trái đất

Cứ ngỡ “cụ rùa” Tây Du Ký là tưởng tượng, hóa ra 'bản real' dài 5m từng sống trên Trái đất

Các nhà khoa học cho biết, họ hàng gần của loài rùa khổng lồ có thể chở được nhiều người cùng lúc qua sông này hiện vẫn sống trên Trái đất.

Đăng ngày: 19/09/2023

"Lịch sử rung chuyển" vì 150 vật lạ của vượn người 1,4 triệu tuổi

Trong quá trình khai quật di chỉ của một loài vượn người ở Trung Đông, các nhà khoa học đã hoang mang vì những vật lạ bằng đá vôi, hình cầu.

Đăng ngày: 18/09/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News