Khai quật hài cốt nạn nhân vùi dưới tường sập sau thảm họa núi lửa
Các nhà nghiên cứu phát hiện hai bộ xương nạn nhân chết do tường sập trong trận động đất đi kèm vụ phun trào núi lửa Vesuvius vào năm 79.
Nhóm khảo cổ khai quật hài cốt hai người đàn ông. (Video: IFL Science).
Hai nạn nhân mới nhất được phát hiện trong đợt khai quật gần đây của dự án Insula dei Casti Amanti ở Công viên khảo cổ Pompeii, phía nam thành phố ở ven biển Italy. Hài cốt nằm bên dưới một bức tường đổ sập do trận động đất liên quan tới vụ phun trào. Các nhà khảo cổ làm việc trong dự án cho rằng bộ xương thuộc về hai người đàn ông ít nhất 55 tuổi. Nằm cạnh bộ xương là bộ sưu tập đồ tạo tác, bao gồm đồng xu bằng bạc và đồng, 5 vật bằng thủy tinh có thể là hạt trên vòng cổ. Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy dấu vết của vật liệu hữu cơ, nghi là bọc vải, IFL Science hôm 16/5 đưa tin.
Các chuyên gia nghi ngờ hai người đàn ông chết cạnh nhau do thương tích từ trận động đất mạnh đi kèm với thảm họa phun trào núi lửa. Thành phố La Mã cổ đại Pompeii bị phá hủy vào năm 79 khi núi lửa Vesuvius phun trào, giết chết hàng nghìn người dân trong thành phố và nhiều thị trấn gần đó như Herculaneum, Oplontis, và Stabiae.
Nhóm khảo cổ suy đoán vụ phun trào bắt đầu vào buổi sáng sau hàng loạt rung chấn nhỏ mà người dân địa phương hầu như không để ý. Vào buổi trưa, một cột phun trào khổng lồ hình thành, phun đá núi lửa và khí gas nóng vào tầng bình lưu. Mảnh vỡ rơi xuống nền đất bên dưới, oanh tạc những ngôi nhà trong nhiều giờ. Trong lúc đó, những trận động đất làm rung chuyển thành phố, góp phần tăng số ca tử vong.
Ước tính ít nhất 15 - 20% dân số thành phố chết trong giai đoạn này do ngạt thở.
Sau giai đoạn ban đầu, một loạt dòng mạt vụn chảy xuống sườn núi, nhấn chìm thành phố bằng khí gas nóng và vật chất núi lửa. Ước tính ít nhất 15 - 20% dân số thành phố chết trong giai đoạn này do ngạt thở bởi luồng tro và khí gas nóng rực. Sau khoảng hai ngày núi lửa hoạt động dữ dội, mảnh vỡ hoàn toàn "nuốt chửng" thành phố và cư dân, bao phủ tất cả dưới lớp bụi khổng lồ nằm nguyên vẹn hơn 1.000 năm.
Theo nhóm nghiên cứu, phát hiện mới nhất hé lộ mức độ thảm kịch mà con người trải qua trong sự kiện. "Kỹ thuật khai quật hiện đại giúp chúng tôi hiểu rõ hơn địa ngục phá hủy hoàn toàn thành phố Pompeii trong hai ngày, giết chết nhiều cư dân như trẻ em, phụ nữ và đàn ông. Bằng các phương pháp phân tích, chúng tôi có thể tiến gần hơn đến khoảnh khắc cuối cùng của những người thiệt mạng", Gabriel Zuchtriegel, giám đốc Công viên khảo cổ Pompeii, chia sẻ.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang "thượng thần"
'Di vật mồ côi' không thể làm giả, công nghệ hiện đại cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình kết cấu của nó.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài
Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
