Khai quật hàng đống "ve chai", hóa ra kho tiền cổ vô giá 2.300 tuổi

Những mảnh kim loại vỡ được khai quật tại nhiều quốc gia châu Âu vừa được xác định là một kho tiền cổ có giá trị lớn trong quá khứ lẫn hiện đại.

Theo Acient Origins, nhóm nghiên cứu từ Đại học Göttingen (Đức) và Đại học Sapienza ở Rome (Ý) đã thu thập 2.500 mảnh kim loại từ nhiều địa điểm khai quật thời kỳ đồ đồng ở Ý, Đức và Ba Lan, nằm lẫn trong nhiêu kho báu khảo cổ lớn. Tất cả đều có niên đại từ khoảng thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên.

Khai quật hàng đống ve chai, hóa ra kho tiền cổ vô giá 2.300 tuổi
Các mảnh tưởng là " ve chai" hư vỡ này thật ra kho tiền cổ giá trị - (Ảnh: Nicola Ialongo / Georg-August-Universität Göttingen)

Ban đầu, người ta tưởng đó đơn giản là vài đồ vật bị hư, vỡ, nhưng kết quả phân tích cho thấy chúng được làm gãy ra một cách có chủ ý. Các tác giả đã lập ra mô hình thống kê và cho thấy những vật thể này đại diện cho bội số của một trọng lượng tiêu chuẩn: vật này nặng gấp rưỡi, gấp đôi hay gấp 3 vật khác. Đó không thể là sự tình cờ.

Kết luận gây bất ngờ: đống "ve chai" đó thực ra là các vật dụng được cắt ra và cân chính xác để có kích thước và trọng lượng mong muốn, sau đó đưa vào lưu thông dưới dạng những đồng tiền đầu tiên. Nói cách khác, thứ mà các nhóm khảo cổ tìm được là những kho tiền cổ mà người xưa đã cất giấu kỹ, hoặc chôn theo người chết một cách trân trọng.

Tuy người châu Âu thời kỳ đồ đồng không phải những người đầu tiên sử dụng mảnh kim loại làm tiền, nhưng đây là một phát hiện hết sức quan trọng, là dấu mốc lớn trong lịch sử văn minh của các quốc gia này, đẩy hoạt động giao thương lên một tầm mới. Trước đó, người Lưỡng Hà đã dùng các thanh bạc để làm tiền từ thiên niên kỷ thứ 3 trước Công Nguyên.

Theo tiến sĩ Nicola Ialongo từ Đại học Göttingen, việc dùng các mảnh kim loại cắt ra từ đồ dùng làm tiền này có thể bắt đầu từ khoảng 1.300 năm trước Công Nguyên, và loại tiền này được dùng một cách hết sức hiện đại, tức không khác gì về mặt chức năng so với tiền xu ngày nay.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Đây mới là tình bạn bền vững nhất trên Trái đất: 250 triệu năm vẫn bên nhau không rời

Đây mới là tình bạn bền vững nhất trên Trái đất: 250 triệu năm vẫn bên nhau không rời

Huệ biển và hải quỳ đã làm bạn bè quấn quýt bên nhau từ hàng triệu năm qua, và mối quan hệ này vẫn đang tiếp diễn một cách êm đẹp.

Đăng ngày: 13/05/2021
Ai Cập phát hiện 250 lăng mộ niên đại 4.200 năm tại tỉnh Sohag

Ai Cập phát hiện 250 lăng mộ niên đại 4.200 năm tại tỉnh Sohag

Bộ Cổ vật Ai Cập ngày 11/5 cho biết các lăng mộ trên gồm một số có một giếng hoặc một vài giếng và các lăng mộ khác có hành lang dốc kết thúc với một căn phòng chôn cất.

Đăng ngày: 12/05/2021
Nạo vét hồ, thợ lặn vô tình phát hiện bí mật 3.000 năm tuổi dưới lớp bùn dày

Nạo vét hồ, thợ lặn vô tình phát hiện bí mật 3.000 năm tuổi dưới lớp bùn dày

Trong nhiều thế kỷ, hồ Lucerne ở Thụy Sĩ đã che giấu một bí mật bất ngờ. Bên dưới mặt nước trong xanh, một ngôi làng thuộc thời kỳ đồ đồng đã lặng lẽ bị chôn vùi trong lớp bùn dày cho đến tận ngày nay.

Đăng ngày: 12/05/2021
Tìm thấy cánh bướm ép trong sách nguyên vẹn 400 năm

Tìm thấy cánh bướm ép trong sách nguyên vẹn 400 năm

Một thử thư ở Đại học Cambridge tìm thấy con bướm với màu sắc tươi tắn ép trong quyển sách cổ in vào thế kỷ 17.

Đăng ngày: 12/05/2021
Uy lực sấm sét của

Uy lực sấm sét của "nỏ thần" nhà Tần: Tầm bắn vượt xa AK47, giúp Tần Vương "bình thiên hạ"

Tháng 2 vừa qua, các nhà khảo cổ tuyên bố họ đã phục dựng xong một cổ vật quý giá trong khu lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.

Đăng ngày: 12/05/2021
Sửa cung điện, phát hiện cô gái tóc vàng bị giấu dưới sàn 7 thế kỷ

Sửa cung điện, phát hiện cô gái tóc vàng bị giấu dưới sàn 7 thế kỷ

Một bộ hài cốt nữ giới nhỏ bé vừa gây choáng váng cho các công nhân làm nhiệm vụ tu sửa cung điện hoàng gia lâu đời nhất châu Âu.

Đăng ngày: 11/05/2021
Chờ

Chờ "thủy quái" mải mê săn mồi, cá mập lao ra đánh úp rồi làm thịt

Một con cá mập thời tiền sử làm gián đoạn bữa ăn của một sinh vật giống mực cách đây 180 triệu năm.

Đăng ngày: 11/05/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News