Khai quật hóa thạch gấu trúc hơn 100.000 năm tại Trung Quốc
Các nhà cổ sinh vật học hôm 8/12 công bố phát hiện hai bộ xương hiếm của gấu trúc tiền sử trong hang động dài nhất Trung Quốc.
Cuộc khai quật do Viện Tài nguyên Núi thuộc Học viện Khoa học Quý Châu thực hiện diễn ra tại khu hang động Shuanghe ở thị trấn Tuân Nghĩa, tỉnh Quý Châu, tây nam Trung Quốc. Sử dụng công nghệ xác định niên đại men răng, nhóm nghiên cứu cho biết một trong hai hóa thạch có niên đại cách đây tới 102.000 năm, trong khi bộ xương còn lại khoảng 49.000 năm tuổi.
Một bộ xương gấu trúc được phát hiện tại hang động Shuanghe ở Quý Châu. (Ảnh: Xinhua).
"Rất hiếm hóa thạch gấu trúc lớn được bảo quản tốt như vậy ở bất kỳ đâu", trợ lý nghiên cứu Wang Deyuan tại Viện Tài nguyên Núi nhấn mạnh.
Phân tích mới nhất về khớp được thực hiện bởi các chuyên gia nước ngoài đã chỉ ra bằng chứng về xương vừng xuyên tâm trong hai hóa thạch. Đó là các cấu trúc xương nhỏ nằm bên dưới gân, thường gặp ở các khớp bàn tay hoặc bàn chân.
Vì gấu trúc sử dụng ngón tay cái để cầm và điều khiển tre trong khi ăn, nên các chi của loài này rất khác với những loài gấu khác, đặc biệt là phần xương vừng. Trên thực tế, ngón tay cái của gấu trúc là xương cổ tay to ra một cách bất thường, giúp loài này có thể cầm nắm thức ăn.
Mảnh xương hàm gấu trúc còn lưu giữ nhiều chiếc răng ở trạng thái tốt. (Ảnh: CNS)
Khám phá mới phản ánh rằng gấu trúc từ cách đây hàng chục nghìn tới hàng trăm nghìn năm đã có cấu tạo sinh lý cho phép sử dụng linh hoạt chi trước để cầm nắm măng tre, giống như gấu trúc hiện đại. Điều này giúp hiểu sâu hơn về quá trình tiến hóa của loài đối với đặc tính kiếm ăn của chúng.
Hang Shuanghe là môi trường sống thích hợp cho gấu trúc tiền sử nhờ cấu trúc bên trong phức tạp với nhiều lỗ thông nối tiếp nhau. Đến nay, gần 30 hóa thạch gấu trúc lớn đã được phát hiện tại địa điểm.
Hang động dài nhất Trung Quốc rất giàu tài nguyên hóa thạch động vật có vú. Ngoài xương gấu trúc, nhiều hóa thạch chó rừng, tê giác, gấu đen, voi răng kiếm, cầy giông và các loài thú khác cũng được tìm thấy tại Shuanghe trong các cuộc khai quật trước đây.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.
