Khám phá điều bất ngờ trên quốc kỳ, màu nào được dùng nhiều nhất?

Màu được sử dụng nhiều nhất có tỷ lệ là 30,3%, trong khi màu ít nhất chỉ xuất hiện trên vỏn vẹn 2 lá cờ.

Trong số các quốc kỳ trên thế giới, màu đỏ là màu được ưa chuộng nhất với tỷ lệ xuất hiện là 30,3%, màu này biểu trưng cho máu của những chiến sĩ đã đổ xuống vì mảnh đất quê hương. Xếp sau đó là trắng, xanh lá, xanh dương với con số lần lượt là 18%, 14.9%, 12.4%. Thế nhưng rất ít các quốc gia lựa chọn màu tím trên quốc kỳ của mình. Và lý do không nằm ở vấn đề thẩm mỹ.

Khám phá điều bất ngờ trên quốc kỳ, màu nào được dùng nhiều nhất?
Quốc kỳ của các nước trên thế giới.

Theo After Skool, việc không sử dụng màu tím trên quốc kỳ vốn chưa từng có quy định. Điều khiến nhiều lá cờ không có màu tím là do quá trình sản xuất nó trước đây rất đắt đỏ.

Thời xưa, sơn được làm từ thuốc nhuộm tự nhiên, ví dụ như màu đỏ từ quả mọng. Màu xanh từ mảnh thủy tinh. Màu vàng từ hoa và màu đen từ than đá nhưng để thu được thuốc nhuộm màu tím cần có các loại thực vật hoặc động vật đặc biệt để chiết xuất màu.

Ban đầu, màu tím được tạo ra từ loài ốc biển ở một vùng nhỏ thuộc Địa Trung Hải. Phải mất tới 10.000 con ốc này mới tạo ra 1g thuốc nhuộm màu tím. Chi phí để tạo ra màu này không hề rẻ vào trước thế kỷ 19. Nếu so với vàng, giá trị của nó còn có thể cao hơn.

Quần áo màu tím vẫn tồn tại nhưng chúng thường chỉ được mặc bởi những người rất giàu và chủ yếu là thành viên hoàng gia. Trước đây còn tồn tại một thuật ngữ là "màu tím hoàng gia".

Phải tới năm 1856, William Henry Perkin, sinh viên người Anh, mới tìm ra cách tạo ra thuốc nhuộm màu tím với giá rẻ. Từ đây, màu tím mới trở nên phổ biến hơn. Đó cũng là lý do một số lá cờ được thiết kế sau năm 1900 có thể xuất hiện vài vệt màu tím.

Nicaragua - Chúng ta chỉ có thể thấy một chút màu tím trong cầu vồng của quốc kỳ Nicaragua, được thiết kế vào năm 1907.

Dominica - Lá cờ này được sử dụng vào năm 1978. Bạn có thể tìm thấy màu tím trong hình vẽ con vẹt sisserou, loài chim quốc gia của Dominica ở trung tâm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm 2026, các phi hành gia sẽ mang cây trồng lên Mặt trăng

Năm 2026, các phi hành gia sẽ mang cây trồng lên Mặt trăng

Nghiên cứu về sự phát triển của thực vật là 1 trong 3 thí nghiệm mà các phi hành gia Chương trình Artemis 3 dự kiến sẽ triển khai trên Mặt trăng.

Đăng ngày: 30/03/2024
Lần đầu tiên phát hiện lỗ đen

Lần đầu tiên phát hiện lỗ đen "nấc cụt": Bóng ma kép!

Một lỗ đen quái vật đã khiến các nhà khoa học bối rối vì cứ 8 ngày rưỡi lại " nấc" lên một lần.

Đăng ngày: 30/03/2024
Vì sao thịt gà luộc mãi vẫn đỏ?

Vì sao thịt gà luộc mãi vẫn đỏ?

Nhiều người cho rằng thịt gà bị đỏ sau khi luộc là do chưa chín hẳn, nhưng đôi khi bạn luộc rất lâu nhưng vẫn có hiện tượng này, vì sao?

Đăng ngày: 30/03/2024

"Tàu đổ" của Nhật Bản lập kỳ tích sống sót sau đêm thứ hai trên Mặt trăng

Tàu SLIM tiếp tục khiến giới khoa học bất ngờ vì khả năng vượt hết thử thách này tới thử thách khác.

Đăng ngày: 29/03/2024
Tàu vũ trụ Europa Clipper của NASA vượt qua loạt thử nghiệm quan trọng

Tàu vũ trụ Europa Clipper của NASA vượt qua loạt thử nghiệm quan trọng

Theo kế hoạch, trong vòng chưa đầy 6 tháng tới, NASA sẽ phóng Europa Clipper thực hiện hành trình 2,6 tỷ km tới mặt trăng Europa - một Mặt trăng của sao Mộc.

Đăng ngày: 29/03/2024
Bức tranh đầy đủ nhất về siêu tân tinh vô cùng hiếm gặp

Bức tranh đầy đủ nhất về siêu tân tinh vô cùng hiếm gặp

Một nhóm nhà thiên văn học đa quốc gia do WIS dẫn đầu đã chụp được một siêu tân tinh (supernova) vô cùng hiếm gặp, qua đó vẽ nên " bức tranh" chi tiết chưa từng có về siêu tân tinh này.

Đăng ngày: 29/03/2024
Cảnh báo nhật thực toàn phần ngày 8/4 có thể gây ra nhiều vụ tai nạn xe hơi chết người

Cảnh báo nhật thực toàn phần ngày 8/4 có thể gây ra nhiều vụ tai nạn xe hơi chết người

Một phân tích về các vụ tai nạn ô tô trong thời gian nhật thực năm 2017 ở Mỹ cho thấy nhật thực tháng 4 sắp tới cũng có thể đi kèm với sự gia tăng các vụ tai nạn chết người.

Đăng ngày: 28/03/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News