Khám phá điều đặc biệt bên trong túi của kangaroo mẹ

Hình ảnh những chú kangaroo con thường xuyên ở trong chiếc túi ở đằng trước của kangaroo mẹ khá quen thuộc, chiếc túi bảo vệ và nuôi dưỡng con nhỏ. Những con kangragoo mẹ tiết ra hợp chất dinh dưỡng bên trong chiếc túi với cơ chế đặc biệt.

Mặc dù nhiều loài thú có túi nuôi con non của chúng trong túi như opossum, quỷ Tasmania và thậm chí cả gấu túi, nhưng kangaroo chắc chắn là loài đặc trưng, quen thuộc với nhiều người hơn cả. Vậy bên trong chiếc túi của kangaroo sẽ như thế nào?


Chiếc túi của kangaroo giống như một chiếc áo hoodie mặc ngược.

Nhìn bên ngoài, chiếc túi của kangaroo trông giống như một chiếc đai nâng đỡ em bé chứ không có gì đặc biệt. Tuy nhiên, cấu tạo của nó phức tạp và chức năng tiết sữa đặc biệt của túi.

Rick Schwartz, giám sát viên chăm sóc động vật và là phát ngôn viên quốc gia của Sở thú San Diego cho biết chiếc túi của kangaroo giống như một chiếc áo hoodie mặc ngược. Phần mũ của áo là túi và dây rút là các cơ của mẹ để đóng và mở nó. Schwartz cho biết: “Chiếc túi sẽ mở ra một chút nếu kangaroo mẹ muốn".

Bên trong chiếc túi là kết cấu của da chuột túi, nhưng không có lông. Schwartz nói rằng nó mềm và có thể so sánh với da ở bên trong cổ tay của một người. Bên trong túi rất ấm, tương đương với nhiệt độ cơ thể của mẹ khoảng 40,5 độ C. Do vậy, kangaroo con có thể bị đổ mồ hôi khi ở trong đó.

Túi chứa bốn núm vú hoặc ống dẫn sữa. Khi một con kangaroo mẹ sinh con sau 32 hoặc 33 ngày mang thai, con của nó còn rất nhỏ, chưa phát triển. Nó chỉ nhỏ bằng một con sứa, nặng chưa đầy một gram.

Kangaroo cái có thể sinh tới 4 con trong vòng một năm hoặc lâu hơn chỉ từ một lần giao phối. Cô ấy có thể sinh một con, sau đó cơ thể sẽ trì hoãn việc cấy phôi tiếp theo cho đến khi con đầu tiên được vài tháng tuổi và dành thời gian ở bên ngoài túi. Điều đặc biệt bên trong chiếc túi là những núm vú tự điều chỉnh tiết ra chất dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi của kangaroo con.

Rick Schwartz cho biết: "Cơ thể của kangaroo mẹ có cấu tạo đặc biệt, một bên núm vú tạo ra loại chất dinh dưỡng sữa phù hợp cho trẻ 8 tháng tuổi và núm vú còn lại có thể tạo ra chất dinh dưỡng thích hợp cho trẻ sơ sinh".

Schwartz cho biết kangaroo con ở trong túi khoảng 4 tháng rưỡi đến 5 tháng trước khi trồi lên, và sau đó nó bắt đầu khám phá thế giới xung quanh.

Trong vài tháng tiếp theo, nó bắt đầu khám phá xa hơn và trong thời gian dài hơn. Kangaroo con cai sữa từ 10 đến 12 tháng, tại thời điểm đó, nó không còn chui vào túi nữa.

Trong suốt quá trình nuôi con trong túi, kangaroo mẹ cần phải thực hiện một số công việc dọn dẹp. Để làm sạch túi, con mẹ phải cúi cả đầu vào nhìn trong túi và dùng lưỡi để loại bỏ bụi bẩn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Đăng ngày: 29/04/2025
Những hình ảnh chân thực nhất về

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"

Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Đăng ngày: 28/04/2025
Động vật rừng Việt Nam (1)

Động vật rừng Việt Nam (1)

Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam, do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần Xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiê

Đăng ngày: 28/04/2025
44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

Đăng ngày: 27/04/2025
10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Đăng ngày: 26/04/2025
Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam

Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News