Khám phá mới: Biến nhựa thành kim cương bằng tia laser

Nghiên cứu mới lấy cảm hứng từ các hành tinh xa xôi, đã thành công biến đổi một loại nhựa thông thường thành những viên kim cương siêu nhỏ.

Bằng cách sử dụng tia laser với cường độ siêu mạnh, các nhà khoa học vừa đạt được bước tiến mới khi biến đổi nhựa rẻ tiền thành những "viên kim cương nano" nhỏ bé.


Các nhà khoa học thành công biến nhựa thành kim cương nhờ tia laser cực mạnh. (Ảnh minh họa).

Khám phá này lấy cảm hứng từ những cơn mưa kim cương được cho là xảy ra khá thường xuyên trên những hành tinh băng giá khổng lồ của Hệ Mặt Trời, gồm Sao Hải Vương và Sao Thiên Vương.

Trong thử nghiệm được thực hiện thành công, các nhà khoa học đã lấy một tấm nhựa polyethylene terephthalate (PET) - loại khá phổ biến được tìm thấy trong các chai nhựa, rồi sử dụng một tia laser quang học công suất cao chiếu vào nó.

Dưới nguồn sáng kết hợp Linac, tấm nhựa bị thiêu đốt ở khoảng 6.000 độ C và chịu áp suất lớn hơn hàng triệu lần so với áp suất của bầu khí quyển Trái Đất chỉ trong một phần tỷ giây.

Kết quả là các nguyên tử carbon bên trong nhựa đã tái cấu trúc để trở thành tinh thể, còn hydro và oxy đã hoàn toàn bị loại bỏ khỏi liên kết.


Kim cương được tạo ra từ nhựa rẻ tiền có thể làm thay đổi cách nhìn về những vật liệu này. (Ảnh minh họa).

Cần phải nói thêm rằng, carbon ở dạng tinh thể - hay kim cương nano vẫn còn khác xa những viên kim cương lấp lánh mà chúng ta thường nhìn thấy tại các cửa hàng đồ trang sức. Chúng chỉ là những viên kim cương có kích thước cực kỳ nhỏ bé, với chỉ vài nanomet, hay 1 phần tỷ mét.

Trong ứng dụng thực tiễn, loại kim cương này chủ yếu được sử dụng làm cảm biến lượng tử siêu nhỏ để đo nhiệt độ và từ trường.

Ngoài ra, chúng cũng mang đến những ứng dụng tiềm năng khác như biến carbon dioxide thành các khí khác bớt ô nhiễm hơn, hay đưa thuốc vào bên trong cơ thể dưới dạng những "con tàu" chuyên chở.

Nghiên cứu mới cũng có thể giúp tạo ra các viên kim cương thương mại theo một kích thước cụ thể, từ đó làm thay đổi ngành khai thác đối với khoáng sản quý hiếm này.


Nghiên cứu mới cũng có thể giúp tạo ra các viên kim cương theo một kích thước cụ thể.

Bên cạnh tinh thể carbon được tạo thành, các nhà khoa học cũng phát hiện thấy một trạng thái kỳ lạ của nước, tạm gọi là "băng nước siêu cường", xuất hiện trong thí nghiệm.

Theo Dominik Kraus, nhà vật lý tại Dresden-Rossendorf (Đức), dạng nước kỳ lạ này cho phép các proton di chuyển qua mạng nguyên tử oxy, và có thể tạo ra các từ trường đặc biệt.

Bằng cách tìm hiểu kỹ hơn về cách thức mà chúng tồn tại, các nhà khoa học sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về những gì đang diễn ra trên một số hành tinh xa xôi, và đánh giá xem liệu mưa kim cương (hoặc nước) có thực sự tồn tại ở đó hay không.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?

Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?

Trên Trái Đất của chúng ta có 2 vùng cực: Bắc Cực (Arctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Arktikos) nằm ở phía Bắc và Nam Cực (Antarctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Antarktikos) nằm ở phía Nam

Đăng ngày: 03/04/2025
Top 7 công trình đã làm thay đổi thế giới của Albert Einstein

Top 7 công trình đã làm thay đổi thế giới của Albert Einstein

Albert Einstein (1879-1955) là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất mọi thời đại, tới mức tên của ông gần như đồng nghĩa với cụm từ "thiên tài".

Đăng ngày: 03/04/2025
Sự thật

Sự thật "nhất định phải biết" về cá độ bóng đá

Cùng tìm lời giải cho việc, càng am hiểu đá bóng - tỉ lệ thua cá độ càng cao hay nhà cái luôn nắm phần thắng trong mọi ván cá cược...

Đăng ngày: 03/04/2025
Giải mã

Giải mã "bóng người" bí ẩn trên vỉa hè, có phải hiện tượng siêu nhiên?

Thảm họa hạt nhân Hiroshima và Nagasaki để lại nhiều câu hỏi bí ẩn, điển hình như những "bóng người" bí ẩn xuất hiện trên các vỉa hè, bậc thang công cộng ngoài đường phố.

Đăng ngày: 03/04/2025
Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium

Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium

Trong lịch sử phát triển bom nguyên tử, có thể xem bom Uranium và bom Plutonium là cặp anh em song sinh. Cùng với U235, các hạt nhân Pu239 cũng được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử, quả bom thứ hai ném xuống Nagasaki (Nhật) vào ngày 9/8/1945.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà

Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà

Không khó để thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và kết quả thú vị là những thứ bạn sẽ được trải nghiệm thông qua thí nghiệm khoa học đơn giản trong bài viết này.

Đăng ngày: 02/04/2025
Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Đăng ngày: 02/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News