Khẩu trang được làm từ tấm màng nano polymer siêu mỏng

Ngày 21/12, Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong (HKUST, Trung Quốc) cho biết đã phát triển được tấm màng nano polymer siêu mỏng.

Theo các nhà nghiên cứu của HKUST, màng nano polymer này không những có độ bền cao gấp hơn 25 lần so với thép không gỉ cùng khối lượng, mà còn trong suốt và có khả năng thấm khí và chống thấm nước. Do đó, loại vật liệu này phù hợp để ứng dụng vào các thiết bị đeo trên người, đồ bảo hộ y tế, đồ điện tử, pin Mặt trời và nhiều công nghệ tiên tiến khác.

Khẩu trang được làm từ tấm màng nano polymer siêu mỏng
Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong (HKUST, Trung Quốc) phát triển tấm màng nano polymer siêu mỏng tạo ra mẫu khẩu trang có hiệu quả lọc 99% siêu vi, vi khuẩn và các bụi mịn. Ảnh: opengovasia.com

Giáo sư Kỹ thuật Hóa học và Sinh học và cũng là người đứng đầu Lĩnh vực Vật liệu Tiên tiến tại HKUST (GZ), ông Gao Ping cho biết các khẩu trang phẫu thuật  thông thường có thể giúp người đeo tránh nhiễm khuẩn, nhưng lại bất tiện cho những người khiếm thính cần giao tiếp qua phương pháp đọc khẩu hình, cũng như biểu hiện khuôn mặt, hoặc các giáo viên, người chăm sóc trẻ phụ thuộc nhiều vào các biểu hiện khuôn mặt. Theo Giáo sư Gao Ping, vật liệu mới trên có nhiều tiềm năng ứng dụng.

Kể từ khi đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 bùng phát, các nhà khoa học HKUST đã tập trung nghiên cứu để biến tấm màng nano thành khẩu trang không những có đặc tính trong suốt, giúp người đeo dễ thở mà còn đem lại hiệu quả cao chống siêu vi và vi khuẩn. Giáo sư này cho biết hiếm có sản phẩm nào trên thị trường có cả 3 đặc tính trên.

Bên cạnh đó, đây cũng là vật liệu lý tưởng để sản xuất nhiều sản phẩm y tế khác, trong đó có băng vết thương thế hệ mới không cần thay băng hằng ngày mà vẫn cho phép thoa thuốc trực tiếp. Theo ông Gao Ping, loại băng vết thương được làm bằng màng nano này đặc biệt hữu ích cho những bệnh nhân bị bỏng nặng khi nó đóng vai trò như một làn da tạm thời cho bệnh nhân bị bỏng.

Nhờ tấm phim hoàn toàn chống thấm nước, người mang băng thậm chí vẫn có thể tắm gội mà không sợ ảnh hưởng đến vết thương. Ngoài những ứng dụng trong y học và môi trường, vật liệu tiên tiến trên cũng có thể được ứng dụng vào các đồ điện tử như tụ điện có cường độ cao, pin siêu mỏng…

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sừng tê giác không phải là thuốc chữa bách bệnh

Sừng tê giác không phải là thuốc chữa bách bệnh

Trong những năm gần đây, tình trạng săn bắt để lấy sừng đang xảy ra ngày càng rộng và phức tạp, khiến số lượng cá thể các loài tê giác trên thế giới bị suy giảm hết sức nghiêm trọng.

Đăng ngày: 25/12/2020
Nếu không ợ hơi, dạ dày có phát nổ không?

Nếu không ợ hơi, dạ dày có phát nổ không?

Một tiếng ợ, tiếng ợ rất to và bất ngờ thoát ra khiến bạn giật mình, chắc chắn đây không phải là âm thanh bạn muốn để kết thúc bữa tối hôm nay.

Đăng ngày: 25/12/2020
Phát hiện loài thú giống chuột lang, có họ hàng với voi

Phát hiện loài thú giống chuột lang, có họ hàng với voi

Các nhà sinh vật học tìm thấy một loài động vật có vú mới thuộc bộ Đa man sinh sống trong môi trường núi cao ở châu Phi.

Đăng ngày: 25/12/2020
Nấu ăn bằng dầu dừa có độc hại không?

Nấu ăn bằng dầu dừa có độc hại không?

Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều ý kiến chỉ trích " chế độ ăn tiêu chuẩn Mỹ".

Đăng ngày: 25/12/2020
Những tác dụng ít biết của tảo nâu mekabu

Những tác dụng ít biết của tảo nâu mekabu

Dù được nghiên cứu hàng trăm năm trước, công dụng góp phần hạn chế oxy hóa, tốt cho người hóa trị, xạ trị của tinh chất từ lá bào tử tảo nâu mekabu không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 25/12/2020
Loại thuốc đắt nhất thế giới giá lên tới 1,7 triệu bảng

Loại thuốc đắt nhất thế giới giá lên tới 1,7 triệu bảng

Edward Hall, 8 tuần tuổi, mắc bệnh teo cơ tủy sống thể hiếm gặp, có khả năng phục hồi nhờ liều thuốc trị giá 1,7 triệu bảng.

Đăng ngày: 24/12/2020
Phát hiện hạt vi nhựa trên nhau thai ở người

Phát hiện hạt vi nhựa trên nhau thai ở người

Một số hạt vi nhựa được phát hiện trong nhau thai của bốn phụ nữ đã làm dấy lên mối lo về rủi ro tiềm tàng đối với sức khỏe của các thai nhi, theo Guardian.

Đăng ngày: 24/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News