Khí quyển đang nguội đi quá nhanh, có thể gây nguy hiểm cho Trái đất

Bầu khí quyển phía trên Trái đất đang nguội đi quá nhanh, nguy cơ tác động tiêu cực đến tầng ozone - lớp bảo vệ chúng ta khỏi bị đốt cháy.

Trước đây các nhà khoa học luôn cho rằng khí nhà kính, đặc biệt là CO2, hầu như chỉ tác động ở những vùng thấp nhất của bầu khí quyển. Nhưng giờ đây các nhà vật lý cảnh báo chúng ta cần suy nghĩ lại về đánh giá này.


Tầng khí quyển phía trên Trái đất - (Ảnh: ĐÀI QUAN SÁT TRÁI ĐẤT NASA)

Theo nghiên cứu mới nhất của nhà khoa học khí quyển Benjamin D. Santer tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore (Mỹ) và cộng sự, độ sâu của tầng bình lưu đã giảm 400m trong 40 năm qua.

Ngoài ra, tầng trung lưu và tầng nhiệt thấp hơn đã co lại 1.341m trong giai đoạn 2002-2019. Điều này đã được ông Petr Pišoft, nhà vật lý khí quyển tại Đại học Charles ở Praha, xác nhận thông qua phân tích dữ liệu của NASA.

Sự co lại của bầu khí quyển có nghĩa là nó ít đậm đặc hơn, làm giảm lực cản đối với các vệ tinh ở quỹ đạo thấp. Nó cũng khiến rác không gian tồn tại lâu hơn và làm tăng nguy cơ va chạm. Trong khi đó, hiện trên quỹ đạo cao và thấp của Trái đất đang có tới hơn 5.000 vệ tinh, chưa kể Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).

Đáng chú ý, các phân tử ozone trong bầu khí quyển, vốn bảo vệ Trái đất khỏi bị đốt cháy, cũng sẽ mỏng đi do tầng khí quyển phía trên bị co lại.

“Sự gia tăng lượng CO2 hiện nay được biểu hiện trong toàn bộ bầu khí quyển có thể cảm nhận được. Chúng đang thúc đẩy những thay đổi đáng kể mà các nhà khoa học hiện mới bắt đầu nắm bắt được", ông Martin Mlyncsak, nhà vật lý khí quyển tại Trung tâm Nghiên cứu Langley của NASA ở Hampton, Virginia, cảnh báo.

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí PNAS, Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ.

Hiện nay người ta đã biết trong bầu khí quyển bao quanh Trái đất, tốc độ tăng nồng độ CO2 ở tầng trên cũng lớn như ở tầng dưới cùng.

Ở tầng dưới cùng của khí quyển, CO2 sẽ làm nhiệt độ mặt đất nóng lên. Ngược lại, CO2 ở tầng trên kết hợp với không khí loãng sẽ thoát ra ngoài không gian, khiến bầu khí quyển ở tầng này sẽ co lại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Than đá được hình thành như thế nào?

Than đá được hình thành như thế nào?

Than đá là một loại đá trầm tích có màu nâu-đen hoặc đen có thể đốt cháy và thường xuất hiện trong các tầng đá gồm nhiều lớp hoặc lớp khoáng chất hay còn gọi là mạch mỏ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa Tiên Ông (Dạ Lan Hương)

Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa Tiên Ông (Dạ Lan Hương)

Hoa tiên ông hay còn gọi là hoa dạ lan hương, là một loài hoa có hương thơm dễ chịu, được nhiều người dân Hà Nội ưa chuộng vào các dịp lễ Tết.

Đăng ngày: 08/05/2025
Lý giải hiện tượng lá cây đổi màu vào mùa thu

Lý giải hiện tượng lá cây đổi màu vào mùa thu

Nhớ lại từ những kiến thức sinh học ở trường phổ thông, chúng ta đều biết rằng, màu xanh của lá cây có được là do chất diệp lục tạo nên. Khi tiết trời chuyển sang thu, lá bắt đầu chuyển sang màu vàng hoặc đỏ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Khi chị em sinh đôi cưới anh em sinh đôi và sinh con: Những đứa trẻ ngoại hình có giống nhau không?

Khi chị em sinh đôi cưới anh em sinh đôi và sinh con: Những đứa trẻ ngoại hình có giống nhau không?

Ví dụ thực tế của 2 cặp song sinh cùng trứng người Mỹ sẽ giải đáp cho thắc mắc muôn thuở này.

Đăng ngày: 08/05/2025
Lịch sử phát triển xe đạp

Lịch sử phát triển xe đạp

Xe đạp là một phương tiện giao thông có lịch sử phát triển lâu đời và trước tình hình chi phí nhiên liệu leo thang, người ta lại tìm về với xe đạp như một giải pháp vừa tiết kiệm.

Đăng ngày: 07/05/2025
Sự thật bất ngờ: Những cặp song trùng không chỉ trông giống nhau mà hành xử cũng tương đồng?

Sự thật bất ngờ: Những cặp song trùng không chỉ trông giống nhau mà hành xử cũng tương đồng?

"Song trùng" hay doppelgänger là hiện tượng mà 2 người hoàn toàn xa lạ, không có quan hệ huyết thống lại sở hữu khuôn mặt giống nhau đến lạ kỳ.

Đăng ngày: 07/05/2025
Những nguyên nhân khiến bạn phân tâm khi làm việc và học tập

Những nguyên nhân khiến bạn phân tâm khi làm việc và học tập

Có hàng tá những thứ xung quanh bạn luôn làm bạn mất tập trung. Vậy phải giải quyết chúng như thế nào?

Đăng ngày: 07/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News