"Kho báu 3 loài người” trong hầm đá bí ẩn ở Trung Á

Một kho báu khảo cổ vô song vừa được tìm thấy bên bờ suối ở Tajikistan, là nơi 3 loài người khác nhau có thể đã từng chung sống.

Một nhóm khảo cổ đã tìm kiếm dọc dòng sông Zeravshan ở Tajikistan và phát hiện ra một hầm đá bí ẩn là di chỉ của tận 3 loài người khác nhau: Homo sapiens, Neanderthals và Denisovans.

Homo sapiens chính là "người tinh khôn" hay "người hiện đại", tức là chúng ta. Trong khi đó, 2 loài người còn lại là những người anh em họ cùng chi Homo (chi Người), đã tuyệt chủng khoảng 30.000-40.000 năm trước.

Từ lâu, một số bằng chứng DNA trong chính chúng ta cho thấy 3 loài người này đã có những giai đoạn cùng sinh sống và giao phối dị chủng với nhau.

Một số bằng chứng khảo cổ hiếm hoi cũng ủng hộ điều này, bao gồm các hang động có dấu tích của 2 trong 3 loài người này và những bộ hài cốt mang đặc điểm lai rõ nét giữa 2 loài.

Vì vậy, hầm đá bí ẩn mà các nhà khoa học vừa tìm thấy bên một dòng suối thuộc hệ thống sông Zeravshan ở Tajikistan rất đặc biệt khi chứa tàn tích của cả 3 loài nói trên.

Kho báu 3 loài người” trong hầm đá bí ẩn ở Trung Á
Một số công cụ đá được khai quật từ hầm đá - (Ảnh: ĐẠI HỌC HEBREW).

Di chỉ này được đặt tên là Soii Havzak, được khai quật từ năm 2023. Cho đến nay, các nhà khảo cổ đã thu thập được vô số dụng cụ đá, xương động vật... chỉ ra hoạt động sinh sống của con người cổ đại.

Theo bài công bố trên tạp chí Antiquity, kết quả giám định sơ bộ cho thấy hầm đá này được con người chọn làm nơi trú ẩn tận 150.000 năm trước và nhiều nhóm người khác nhau đã lần lượt sử dụng nó suốt 130.000 năm.

Không chỉ chứa dấu vết của cả 3 loài người khác nhau, các bằng chứng còn cho thấy họ đã cùng chung sống vào một số thời kỳ.

"Chúng tôi hy vọng rằng nghiên cứu đang diễn ra tại địa điểm này sẽ tiết lộ những hiểu biết mới về cách các nhóm người khác nhau có thể đã tương tác trong khu vực này" - TS Yossi Zaidner từ Viện Khảo cổ học thuộc Đại học Hebrew ở Jerusalemm Israel) nói với tờ Live Science.

TS Zaidner cũng giải thích rằng hầm đá này nằm trên tuyến đường gọi là Hành lang núi Nội Á (IAMC) của Trung Á, nơi 3 loài người nói trên chọn làm tuyến đường di cư phổ biến và cũng là nơi họ gặp gỡ, tương tác.

Người cổ đại không phải là những cá nhân duy nhất lựa chọn khu vực này để đi qua.

Thung lũng sông này sau đó đã trở thành một phần của Con đường tơ lụa nổi tiếng, kết nối nhiều nền văn minh từ Trung Quốc đến Đế chế La Mã thông qua hoạt động giao thương sôi động.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện mới về hóa thạch cá khổng lồ 380 triệu năm tuổi

Phát hiện mới về hóa thạch cá khổng lồ 380 triệu năm tuổi

Trong 85 năm qua, cá vây tay được mệnh danh là "hóa thạch sống" vì nó gợi nhớ đến kỷ nguyên của khủng long.

Đăng ngày: 11/11/2024
Sinh vật lạ 110 triệu tuổi lộ diện ở Nội Mông - Trung Quốc

Sinh vật lạ 110 triệu tuổi lộ diện ở Nội Mông - Trung Quốc

Các nhà khoa học Trung Quốc xác định được một loài sinh vật chưa từng được biết đến từ 2 mẫu hóa thạch kỷ Phấn Trắng.

Đăng ngày: 11/11/2024
2 thi thể ôm nhau trong đống tàn tro núi lửa, kết quả DNA sau 2.000 năm khiến tất cả ngã ngửa

2 thi thể ôm nhau trong đống tàn tro núi lửa, kết quả DNA sau 2.000 năm khiến tất cả ngã ngửa

Sự thật về hai thi thể đang ôm nhau trong thảm họa Pompeii đã phần nào được sáng tỏ.

Đăng ngày: 11/11/2024
Áo giáp của khủng long Ankylosaur có thể chịu được tác động của một vụ tai nạn xe hơi tốc độ cao không?

Áo giáp của khủng long Ankylosaur có thể chịu được tác động của một vụ tai nạn xe hơi tốc độ cao không?

Theo những mẫu hóa thạch được bảo quản tốt nhất từng được phát hiện, lớp áo giáp của loài khủng long Ankylosaur hoàn toàn có thể chịu được tác động của một vụ tai nạn xe hơi tốc độ cao.

Đăng ngày: 10/11/2024
Bộ hài cốt bí ẩn lắp ráp từ xương của 5 người

Bộ hài cốt bí ẩn lắp ráp từ xương của 5 người

Hài cốt chôn trong tư thế bào thai tại một nghĩa địa La Mã gồm xương của nhiều người từ thời Đồ Đá Mới được lắp ráp có chủ đích.

Đăng ngày: 07/11/2024
Báu vật 6.400 tuổi chỉ ra nguồn gốc chữ viết đầu tiên

Báu vật 6.400 tuổi chỉ ra nguồn gốc chữ viết đầu tiên

Những con dấu hình trụ từ những năm 4400 trước Công nguyên đã củng cố ý tưởng từng được đề xuất về nơi chữ viết đầu tiên của nhân loại ra đời.

Đăng ngày: 07/11/2024
Trung Quốc phát hiện gần 150 ngôi mộ cổ bên dưới sở thú

Trung Quốc phát hiện gần 150 ngôi mộ cổ bên dưới sở thú

Năm 1956, khi bắt đầu xây dựng một sở thú ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), chẳng ai ngờ được điều này mở ra một phát hiện lớn trong ngành khảo cổ.

Đăng ngày: 06/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News