Khoa học phát hiện "thủ phạm" khiến nỗi sợ hằn sâu trong tâm trí chúng ta

Sau khi trải qua một sự kiện đáng sợ, nhiều người không bao giờ quên được. Câu hỏi đặt ra là tại sao nỗi sợ đó cứ đeo bám chúng ta, trong khi những sự kiện khác bị ta quên lãng theo thời gian?

Khoa học phát hiện thủ phạm khiến nỗi sợ hằn sâu trong tâm trí chúng ta
Các nhà khoa học thần kinh cho biết ký ức về nỗi sợ hình thành trong hạch hạnh nhân của não - (Ảnh: WHYY).

Một nhóm các nhà khoa học thần kinh từ Trường Khoa học và kỹ thuật Đại học Tulane, bang Louisiana và Trường đại học Y Tufts, bang Massachusetts (Mỹ) đã nghiên cứu sự hình thành ký ức sợ hãi trong trung tâm cảm xúc của não - hạch hạnh nhân - và phát hiện ra một cơ chế.

Norepinephrine, còn được gọi là noradrenaline, là một chất hóa học được một số tế bào thần kinh và tuyến thượng thận tạo ra. Nó có thể hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh (một chất truyền tin hóa học được các tế bào thần kinh sử dụng) và một hormone (một chất hóa học di chuyển trong máu và kiểm soát hoạt động của các tế bào hoặc cơ quan khác).

Norepinephrine được tuyến thượng thận tiết ra để phản ứng với căng thẳng và huyết áp thấp. Các nhà khoa học phát hiện nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý nỗi sợ hãi trong não.

Bằng cách kích thích một số lượng tế bào ức chế thần kinh nhất định trong hạch hạnh nhân đã tạo ra mô hình phóng điện bùng phát lặp đi lặp lại. Mô hình hoạt động điện bùng phát này làm thay đổi tần số dao động sóng não trong hạch hạnh nhân từ trạng thái nghỉ sang trạng thái kích thích, thúc đẩy sự hình thành ký ức sợ hãi.

Nghiên cứu do ông Jeffrey Tasker, giáo sư sinh học phân tử và tế bào Đại học Tulane dẫn đầu, và được công bố gần đây trên tạp chí Nature Communications.

Ông Tasker đã lấy ví dụ về việc trải qua một vụ cướp có vũ trang.  Ông nói, nếu bạn bị cướp có súng, não của bạn tiết ra một loạt chất dẫn truyền thần kinh căng thẳng norepinephrine.

Điều này làm thay đổi mô hình phóng điện ở các mạch cụ thể về cảm xúc trong não của bạn - tập trung ở hạch hạnh nhân - từ đó chuyển não sang trạng thái kích thích cao độ, tạo điều kiện cho việc hình thành trí nhớ. Đó là loại trí nhớ sợ hãi, nó khiến bạn không thể quên những trải nghiệm đau thương.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cách tắm nắng bổ sung vitamin D an toàn

Cách tắm nắng bổ sung vitamin D an toàn

Thời gian phơi nắng tổng hợp vitamin D tốt nhất là khoảng 10h-15h, mỗi ngày 10-15 phút, song lưu ý thời gian này vào mùa hè có thể khiến trẻ bị bỏng da.

Đăng ngày: 04/07/2022
Pháp cảnh báo lạm dụng tinh bột nghệ có thể gây độc cho gan

Pháp cảnh báo lạm dụng tinh bột nghệ có thể gây độc cho gan

Ngày 29/6, Cơ quan An toàn Thực phẩm Quốc gia Pháp (ANSES) đã đưa ra cảnh báo, mọi người nên thận trọng khi tiêu thụ tinh bột nghệ như một loại thực phẩm chức năng.

Đăng ngày: 04/07/2022
Nghiên cứu gây sốc: Ngủ gật khi xem tivi có thể gây… tử vong sớm

Nghiên cứu gây sốc: Ngủ gật khi xem tivi có thể gây… tử vong sớm

Ngủ gật trên ghế sofa lúc xem tivi là thói quen của rất nhiều người, song nó không hề vô hại như ta vẫn tưởng.

Đăng ngày: 04/07/2022
Những thắc mắc thường gặp về não bộ

Những thắc mắc thường gặp về não bộ

Xoay quanh não bộ có nhiều thắc mắc và hiểu lầm thường gặp. Cuốn sách 'How The Brain Works: Hiểu hết về bộ não' cung cấp kiến thức về cơ quan thần kinh trung ương.

Đăng ngày: 02/07/2022
Thiết bị cấy ghép giúp giảm đau không cần thuốc

Thiết bị cấy ghép giúp giảm đau không cần thuốc

Thiết bị cấy ghép tương thích sinh học và hòa tan trong nước mới có thể thay thế thuốc giảm đau opioid và nhiều nhóm thuốc gây nghiện khác.

Đăng ngày: 02/07/2022
Top 5 điều cấm kỵ khi ăn quả vải cần phải biết

Top 5 điều cấm kỵ khi ăn quả vải cần phải biết

Vải thiều kỵ gì là câu hỏi luôn khiến nhiều người băn khoăn. Bởi người ta thường biết đến vải thiều như một loại trái cây ngon, mọng nước, giải khát tốt.

Đăng ngày: 01/07/2022
Nguyên nhân nổi mụn từng vùng da trên cơ thể

Nguyên nhân nổi mụn từng vùng da trên cơ thể

Mụn là bệnh da thông thường gây nên do tăng tiết chất bã và viêm của hệ thống nang lông tuyến bã.

Đăng ngày: 30/06/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News