Khoa học thử nghiệm chip máy tính có thành phần nấm linh chi, tái chế và phân hủy dễ dàng

Sử dụng lớp vỏ ngoài của nấm để chế tạo thành phần của chip cũng như pin gắn chip sẽ làm giảm lượng rác thải điện tử toàn cầu.

Một mạch điện của chip, vốn được làm từ các kim loại dẫn điện, sẽ phải nằm trong một lớp nhựa cách điện có tên “substrate”, tạm gọi là chất nền. Trong hầu hết chip máy tính, chất nền được làm từ nhựa và không thể tái chế khi chip hết hạn sử dụng. Chúng góp phần không nhỏ trong khối lượng rác thải công nghệ đang ngày một nhiều lên.

Bản thân chất nền luôn khó tái chế nhất”, chuyên gia vật liệu mềm Martin Kaltenbrunner công tác tại Đại học Johannes Kepler, Úc cho hay. “Nó cũng là bộ phận lớn nhất trong đồ điện và sở hữu giá trị thấp nhất, vậy nên nếu chúng ta có một con chip giá trị cao nằm trong lớp chất nền, chúng ta sẽ muốn tái chế chúng”.

Ông Kaltenbrunner và các cộng sự đã thử sử dụng lớp vỏ của loài nấm linh chi (tên khoa học Ganoderma lucidum) để chế tạo chất nền, hòng tìm được một phương pháp thay thế thân thiện với môi trường.

Khoa học thử nghiệm chip máy tính có thành phần nấm linh chi, tái chế và phân hủy dễ dàng
Nấm linh chi, tên khoa học Ganoderma lucidum - (Ảnh: Internet).

Loại nấm này thường mọc trên gỗ đang mục rữa, nó sở hữu một lớp màng mỏng bảo vệ thể sợi bên trong thân nấm khỏi vi khuẩn cũng như những loài nấm khác. Trong thử nghiệm, nhóm các nhà khoa học tách và phơi khô lớp màng đặc biệt, và thấy rằng màng vừa dẻo dai lại vừa cách điện tốt. Nó có thể chịu được sức nóng 200 độ C trong khi chỉ mỏng tương tự một tờ giấy.

Tất cả những đặc tính trên cho thấy lớp vỏ của Ganoderma lucidum có thể trở thành một chất nền tiềm năng cho chip máy tính.

Theo nhận định của ông Kaltenbrunner, nếu không chịu ảnh hưởng từ tia cực tím hay độ ẩm cao, lớp vỏ nấm có thể tồn tại tới hàng thế kỷ. Bên cạnh đó, chỉ mất 2 tuần để lớp chất nền sinh học này phân hủy trong đất.

Nhóm nghiên cứu đã thử lắp đặt một mạch điện lên trên vỏ nấm, và thấy rằng khả năng dẫn điện hiệu quả tương đương với những con chip có lớp chất nền nhựa. Thậm chí, lớp chất nền sinh học vẫn giữ được độ bền sau khi bị bẻ cong tới 2.000 lần. Thử nghiệm cũng cho thấy vỏ nấm cũng có thể được ứng dụng vào sản xuất pin hay những thiết bị cần năng lượng vận hành thấp, đơn cử như cảm biến Bluetooth.

Khoa học thử nghiệm chip máy tính có thành phần nấm linh chi, tái chế và phân hủy dễ dàng
Thử nghiệm lắp chip lên vỏ nấm - (Ảnh: Science Advances).

Ông Kaltenbrunner hy vọng chất nền sinh học có thể được dùng cho đồ điện tử có vòng đời thấp, đơn cử như cảm biến đeo trên người. Tuy nhiên, họ sẽ phải chứng minh sức chịu đựng của vỏ nấm trong một dây chuyền công nghiệp sản xuất đồ điện tử.

Có lẽ sẽ sớm thôi, nấm sẽ cộng sinh với con người theo cách bạn không ngờ tới, đó là đi kèm với đồ điện tử thông dụng.

Nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí Science Advances.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Công nghệ tỷ USD trên chiếc mặt nạ của Son Heung-min

Công nghệ tỷ USD trên chiếc mặt nạ của Son Heung-min

Chiếc mặt nạ của tiền đạo người Hàn Quốc được tạo ra từ công nghệ in 3D, một giải pháp đang được ứng dụng nhiều trong ngành y học hiện đại.

Đăng ngày: 25/11/2022
Công nghệ pin xe điện sạc đầy 80% trong 72 giây

Công nghệ pin xe điện sạc đầy 80% trong 72 giây

Startup Thụy Sĩ phát triển hệ thống hybrid với công nghệ từ pin truyền thống và siêu tụ điện, có thể giúp phổ biến hóa xe điện nhờ sạc nhanh.

Đăng ngày: 24/11/2022
Ra mắt tai nghe công nghệ mới giúp đo căng thẳng

Ra mắt tai nghe công nghệ mới giúp đo căng thẳng

Tai nghe đo căng thẳng MindMics giúp đo tim, não và các hoạt động chức năng cơ thể khác chỉ có ở các thiết bị y tế đắt tiền trước đây.

Đăng ngày: 23/11/2022
Đảo pin quang điện có thể xoay theo hướng Mặt trời

Đảo pin quang điện có thể xoay theo hướng Mặt trời

Đảo pin quang điện của công ty Bồ Đào Nha có dạng module, dễ dàng tháo rời hoặc ghép thành trang trại điện Mặt trời nổi quy mô lớn.

Đăng ngày: 23/11/2022
Động cơ giúp máy bay siêu thanh đạt tốc độ 11.113km/h

Động cơ giúp máy bay siêu thanh đạt tốc độ 11.113km/h

Động cơ siêu thanh kích nổ bằng sóng xung kích đầu tiên trên thế giới có thể cung cấp sức mạnh để máy bay bay nhanh gấp 9 lần vận tốc âm thanh bằng nhiên liệu giá rẻ.

Đăng ngày: 22/11/2022
Nhện robot - giải pháp xử lý đường ống nước thải theo phong cách Nhật Bản

Nhện robot - giải pháp xử lý đường ống nước thải theo phong cách Nhật Bản

Có tạo hình như một con nhệt với nhiều chân, nó có thể hoạt động một mình hoặc hợp tác theo nhóm để kiểm tra, sửa chữa các đường ống nhỏ hẹp.

Đăng ngày: 21/11/2022
Tìm ra phương thức quang hợp nhân tạo hiệu quả chưa từng thấy

Tìm ra phương thức quang hợp nhân tạo hiệu quả chưa từng thấy

Các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp nhân tạo có thể biến CO2 và nước thành nhiên liệu giàu năng lượng như methane và ethanol.

Đăng ngày: 19/11/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News