Khoa học "vặn ngược" đồng hồ lão hóa, lấy lại thị lực đã mất

Các nhà khoa học tại Đại học Y khoa Harvard đã thành công trong việc khôi phục thị lực trên loài chuột bằng cách "cải lão hoàn đồng" các tế bào võng mạc lão hóa, mang tới hi vọng áp dụng lên con người.

Công trình nghiên cứu này đăng trên tạp chí khoa học Nature ngày 2/12. Đây là lần đầu tiên khoa học thấy được khả năng tái lập trình các mô phức tạp, cụ thể là tế bào thần kinh của mắt, một cách an toàn, biến nó "trẻ" lại.

Khoa học vặn ngược đồng hồ lão hóa, lấy lại thị lực đã mất
Khoa học đã có thể đảo ngược lão hóa tế bào võng mạc, lấy lại thị lực - (Ảnh: ASSOCIATION OF OPTOMETRISTS)

Bên cạnh việc cài đặt lại đồng hồ lão hóa của tế bào, các nhà nghiên cứu còn khôi phục thành công thị lực của động vật bị mất đi do điều kiện mô phỏng bệnh tăng nhãn áp ở người - nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa trên thế giới. 

Theo SciTechDaily, nếu nghiên cứu xa hơn, cách tiếp cận này mang đến hi vọng sửa chữa nhiều loại cơ quan khác nhau trong cơ thể, đảo ngược lão hóa và trị các bệnh liên quan đến lão hóa của con người.

Thí nghiệm trên loài chuột của nhóm nghiên cứu cho thấy phương pháp này mang đến nhiều lợi ích cho mắt. Đầu tiên, nó kích thích tái tạo thần kinh sau khi các dây thần kinh thị giác bị chấn thương. Thứ hai, nó lấy lại thị giác cho những con chuột mang tình trạng mô phỏng bệnh tăng nhãn áp ở người. Thứ ba, nó lấy lại thị giác của những con chuột bị lão hóa, không mắc tăng nhãn áp.

Nhóm tác giả lưu ý cần có thêm nhiều nghiên cứu sâu hơn, bao gồm việc thử trên nhiều loài động vật khác trước khi thử nghiệm trên con người. Tuy nhiên, các kết quả đó cung cấp bằng chứng về hướng thiết kế liệu pháp mới cho nhiều bệnh do lão hóa trên con người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đi ngủ không gối đầu và những lợi ích với sức khỏe không phải ai cũng biết

Đi ngủ không gối đầu và những lợi ích với sức khỏe không phải ai cũng biết

Ngủ không có gối sẽ giúp bạn nằm đúng tư thế hơn, từ đó phòng ngừa chứng đau cổ, lưng, đầu và tránh bị căng thẳng kéo dài.

Đăng ngày: 04/12/2020
Nguyên nhân mới gây Alzheimer: Xe cộ, cháy rừng và nhà máy

Nguyên nhân mới gây Alzheimer: Xe cộ, cháy rừng và nhà máy

Một nhóm nghiên cứu tại Đại học California ở San Francisco (Mỹ) vừa tìm ra thêm một nguyên nhân góp phần gây bệnh Alzheimer: ô nhiễm không khí.

Đăng ngày: 04/12/2020
Phát hiện trường hợp lá lách “lang thang” hiếm gặp

Phát hiện trường hợp lá lách “lang thang” hiếm gặp

Một người phụ nữ bị đau bụng đến khoa cấp cứu và rất sốc khi biết được nguồn gốc dẫn đến cơn đau của mình.

Đăng ngày: 04/12/2020
5 bí quyết đơn giản để bảo vệ thính giác của bạn

5 bí quyết đơn giản để bảo vệ thính giác của bạn

Giảm thính lực không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa được vì đôi khi nó còn là một phần của quá trình lão hóa. Nhưng việc giảm thính lực do tiếp xúc với tiếng ồn lớn thì chúng ta hoàn toàn có thể tránh được.

Đăng ngày: 04/12/2020
Stanford phát triển bồn cầu có thể kiểm tra chất thải để đoán bệnh

Stanford phát triển bồn cầu có thể kiểm tra chất thải để đoán bệnh

Phân và nước tiểu từ trước giờ luôn là yếu tố đắc lực để các bác sĩ có thể đưa ra dự đoán về tình hình sức khỏe bởi chúng cung cấp rất nhiều thông tin về những gì đang xảy ra bên trong cơ thể.

Đăng ngày: 03/12/2020
Mẹo chữa bỏng lưỡi khi ăn uống phải món nóng

Mẹo chữa bỏng lưỡi khi ăn uống phải món nóng

Súc miệng nước muối, dùng sữa, đường cát, mật ong hay nước ép lô hội là những cách giúp chữa bỏng lưỡi hiệu quả khi ăn uống phải món ăn quá nóng.

Đăng ngày: 03/12/2020
Dùng cốc giấy đựng cà phê nóng, thứ bạn uống sẽ không chỉ là cafein mà còn là những thứ đáng sợ này

Dùng cốc giấy đựng cà phê nóng, thứ bạn uống sẽ không chỉ là cafein mà còn là những thứ đáng sợ này

Thật không may rằng chúng ra vẫn phải chấp nhận nó bởi chưa thể tìm ra được giải pháp hoặc sản phẩm thay thế.

Đăng ngày: 03/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News