Khoa học vừa kết nối được bộ não với máy tính

Nghiên cứu tưởng chừng chỉ có trong phim khoa học viễn tưởng đã trở thành sự thật. Con người có thể điều khiển máy tính chỉ qua suy nghĩ ngay từ lúc này.

Theo Mashable, các nhà khoa học lần đầu tiên tạo ra được hệ thống kết nối không dây não bộ con người và máy tính. Nghiên cứu do Đại học Brown, Mỹ thực hiện được hy vọng sẽ là bước đột phá cho việc phát triển tiềm năng của các bệnh nhân bại liệt.

Hệ thống có tên BrainGate thiết lập "những giao tiếp không dây với độ phân giải đơn tế bào thần kinh trên băng thông rộng", thông qua thiết bị phát đơn giản đặt trên đầu.

Kết quả đăng trên tạp chí IEEE Trans Transaction on Biomedical Engineering cho biết, hệ thống sau khi được sử dụng bởi hai người đàn ông 35 và 63 tuổi bị liệt do chấn thương tủy sống đã mang lại kết quả khả quan.

Khoa học vừa kết nối được bộ não với máy tính
Những nạn nhân bại liệt sẽ là nhóm đối tượng đầu tiên được hưởng lợi từ nghiên cứu mới. (Ảnh: BrainGate Team).

BrainGate hoạt động bằng cách kết nối thiết bị phát gắn trên đầu người dùng đến máy tính. Thiết bị phát này gồm một rơ le điện cực đi xuyên qua hộp sọ, đính với phần vỏ não vận động. Nhờ đó, người bệnh có thể điểu khiển trỏ chuột, thao tác với máy tính thông qua suy nghĩ.

Trong bài kiểm tra với 2 bệnh nhân nói trên, họ có thể liên tục sử dụng hệ thống trong tối đa 24 giờ tại nhà riêng với mức hiệu suất cao. Trước đó, các giao tiếp tương tự giữa não bộ và máy tính mới chỉ được thực hiện bên trong phòng thí nghiệm.

“Các tín hiệu được ghi lại và truyền đi với độ cao... Hệ thống không dây này hoạt động tương tự như có dây", John Simeral, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

"Nhờ không còn ràng buộc về mặt vật lý, thiết kế này mở ra nhiều khả năng mới về cách hệ thống có thể được sử dụng", ông nói. Điều này còn giúp các xét nghiệm thời Covid-19 có thể được thực hiện từ xa.

Đây được xem là bước tiến đáng kể trong lĩnh vực giao tiếp thần kinh, khi bộ não con người có thể thực sự kết nối trực tiếp với máy tính.

Gần đây, một vài cái tên nổi bật trong ngành công nghệ như Mark Zuckerberg và Elon Musk cũng bày tỏ sự quan tâm đến các loại công nghệ tương tự.

Năm 2020, công ty về sinh học thần kinh Neuralink của Elon Musk giới thiệu chú lợn Getrude được cấy chip máy tính vào não bộ. Đầu 2021, công ty này tiếp tục thành công trong việc gắn chip vào não khỉ để con vật này có thể chơi game thông qua suy nghĩ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thụy Sĩ thử nghiệm robot khử trùng trên các máy bay chở khách

Thụy Sĩ thử nghiệm robot khử trùng trên các máy bay chở khách

UVeya, Thuỵ Sĩ, đang thử nghiệm robot được trang bị tia cực tím có khả năng diệt virus trên các chuyến bay ở nước này.

Đăng ngày: 06/04/2021
Đột phá trong nghiên cứu vải điện tử: Mở đường cho quần áo thông minh

Đột phá trong nghiên cứu vải điện tử: Mở đường cho quần áo thông minh

Ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu trên khắp thế giới tìm hiểu về hàng dệt điện tử và coi đây là bước tiếp theo của công nghệ mang trên người, ngoài điện thoại và đồng hồ thông minh

Đăng ngày: 05/04/2021
Phát triển

Phát triển "ba lô, tai nghe" hỗ trợ người khiếm thị

Hệ thống hỗ trợ thị giác mới này được thiết lập từ một số thành phần không quá cồng kềnh. Hệ thống có thể chỉ là một chiếc túi đeo, ba lô hay tai nghe.

Đăng ngày: 05/04/2021
Microsoft muốn dùng não người để đào coin

Microsoft muốn dùng não người để đào coin

Bằng sáng chế của Microsoft cho thấy khả năng trả tiền mã hóa cho người dùng mỗi khi họ xem quảng cáo hoặc sử dụng một dịch vụ nào đó trên Internet.

Đăng ngày: 04/04/2021
Taxi bay điện tốc độ 289km/h có thể hoạt động năm 2024

Taxi bay điện tốc độ 289km/h có thể hoạt động năm 2024

Công ty Lilium của Đức công bố phiên bản 7 chỗ của mẫu taxi bay cất hạ cánh thẳng đứng bằng điện (eVTOL) cũng như kế hoạch vận hành thương mại vào năm 2024.

Đăng ngày: 03/04/2021
Dò bom mìn bằng cách kết hợp UAV với... ong

Dò bom mìn bằng cách kết hợp UAV với... ong

Sau hàng loạt cuộc chiến quét qua Nam Tư vào những năm 90 của thế kỷ trước, nhiều bom mìn và vật liệu chưa nổ vẫn còn sót lại trong lòng đất.

Đăng ngày: 01/04/2021
RFID là gì? Công nghệ này hoạt động thế nào?

RFID là gì? Công nghệ này hoạt động thế nào?

Covid-19 khiến nhiều người e ngại trước việc phải đụng chạm mọi thứ, nhất là ở những nơi công cộng. May mắn thay, một công nghệ không chạm đã ra đời khá lâu có thể giúp giảm tối đa việc đụng chạm.

Đăng ngày: 01/04/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News