Khoa học vừa tạo ra chuột mang tế bào người

Bằng việc tiêm tế bào gốc của người vào phôi chuột, các nhà khoa học sẽ tạo ra giống chuột cho kết quả thử nghiệm chính xác hơn.

Việc kết hợp các khối tạo dựng di truyền (genetic building blocks) của hai loài động vật khác nhau nghe có vẻ như phim khoa học viễn tưởng có cái kết thảm họa. Nhưng đây chính xác là sự thật mà các nhà khoa học đang làm bằng cách tiêm tế bào gốc của con người vào phôi chuột.

Theo Science News, thí nghiệm sau 17 ngày phát triển, một trong những phôi thu được có chứa đến hơn 4% tế bào người.

Những giống sinh vật lai này được gọi là chimera. Các nhà khoa học ở nhiều quốc gia đã tiến hành thí nghiệm thêm tế bào người vào phát triển phôi động vật, nhưng chưa có thí nghiệm nào thành công như lần này.

Các nhà khoa học chỉnh sửa tế bào gốc của con người bằng cách điều chỉnh protein và đưa nó trở về trạng thái nguyên bản khi chưa phát triển. Việc này giúp tế bào thích nghi với môi trường mới trong phôi chuột.

Khoa học vừa tạo ra chuột mang tế bào người
Tế bào người (màu xanh lá) đang phát triển trong phôi chuột (màu xanh dương). (Ảnh: Science Alert).

Sau 17 ngày được tiêm, tế bào người đã lan rộng đến phần lớn cơ thể của phôi động vật. Các tế bào người này tại các mô sẽ hình thành các bộ phận như tim, não và máu. Không phải tất cả các phôi đều phát triển như nhau. Ví dụ tế bào người có thể xuất hiện ở mắt. Và có những phôi lại xuất hiện tế bào người ở bộ phận khác.

Vậy ý nghĩa của thí nghiệm này là gì? Mục đích cuối cùng không phải tạo ra sinh vật lai người và động vật như trong truyền thuyết. Nếu những sinh vật lai này đạt đến độ trưởng thành nhất định, thì chúng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thử nghiệm các phương pháp điều trị, chữa bệnh mới trước khi thực hiện trên người.

Nói một cách đơn giản, nhưng con chuột mang tế bào người sẽ có kết quả thử nghiệm chính xác hơn so với chuột thông thường.

Trong tương lai, các nhà khoa học cũng có thể phát triển các bộ phận người trên cơ thể của lợn. Đây là loài có nội tạng khỏe mạnh và phù hợp cho các thí nghiệm cấy ghép.

Tuy nhiên đó là khía cạnh khoa học, vấn đề nhân đạo lại là chuyện khác. Nếu nói mạng sống con người có giá trị hơn mạng sống của các loài động vật khác thì thật tàn nhẫn. Những sinh vật mang tế bào người này chỉ dùng cho mục đích vì con người.

Dù sao thì phôi chuột chứa 4% tế bào người của thí nghiệm lần này cũng là một bước thử nghiệm quan trọng, tiền đề cho nhiều phát triển của khoa học sinh học trong tương lai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhà khoa học

Nhà khoa học "say" vì khí cười trong phân chim cánh cụt

Các nhà nghiên cứu gặp phải triệu chứng như uể oải, buồn nôn, đau đầu, sau nhiều giờ hít khí cười sinh ra từ phân chim cánh cụt vua ở Nam Cực.

Đăng ngày: 18/05/2020
Giải mã bí mật của loài ốc sên sống trên miệng núi lửa

Giải mã bí mật của loài ốc sên sống trên miệng núi lửa

(Dân trí) - Loài ốc sên chân giáp (ốc sên thủy nhiệt) đã sống sót trong những điều kiện mà các nhà nghiên cứu gọi là “những điều kiện không thể có sự sống" ở các lỗ thông nơi miệng núi lửa.

Đăng ngày: 17/05/2020
Loài chim hót như tiếng người cười, tự quyết định giới tính con non

Loài chim hót như tiếng người cười, tự quyết định giới tính con non

Loài chim bói cá này sở hữu giọng hót đặc biệt, nghe như tiếng người cười. Nó thường hót vào lúc bình minh và hoàng hôn, như chiếc đồng hồ báo thức vui nhộn.

Đăng ngày: 17/05/2020
Phát hiện 4 loài giun biển có vảy ánh kim

Phát hiện 4 loài giun biển có vảy ánh kim

Bốn loài giun biển mới được phát hiện dưới đáy biển sâu bằng tàu ngầm và thiết bị lặn điều khiển từ xa của Đại học California San Diego, Mỹ (UCSD).

Đăng ngày: 16/05/2020
Loài thú nào ăn nhiều mà không sợ béo?

Loài thú nào ăn nhiều mà không sợ béo?

Loài động vật này sở hữu một khả năng mà có lẽ tất cả các chị em phụ nữ phải khao khát!

Đăng ngày: 16/05/2020
Phát hiện mới về loài chim nguy hiểm nhất thế giới có móng sắc như dao

Phát hiện mới về loài chim nguy hiểm nhất thế giới có móng sắc như dao

Các nhà khoa học mới đây tìm ra nguyên nhân chim đà điểu đầu mào có bộ lông sáng bóng một cách kỳ lạ.

Đăng ngày: 15/05/2020
Sốc với clip hồng hạc mổ đầu nhau lấy máu nuôi con, nhưng lý do thật thì ai cũng cảm thấy xao xuyến

Sốc với clip hồng hạc mổ đầu nhau lấy máu nuôi con, nhưng lý do thật thì ai cũng cảm thấy xao xuyến

Nguyên nhân đằng sau hình ảnh "mổ đầu lấy máu" này là gì? Dịch lỏng màu đỏ kia có thực sự là máu?

Đăng ngày: 15/05/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News